Bảo trì là gì? Cùng tìm hiểu về bảo trì qua bài viết sau đây

Bảo trì ngăn ngừa (bảo trì phòng ngừa) là thực hiện các nhiệm vụ bảo trì một cách hiệu quả về chi phí tại các khoảng thời gian định trước để kiểm tra...

Ngày nay, các loại máy móc, thiết bị, công cụ… đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh,… và cả trong đời sống sinh hoạt thường ngày. Cho nên công tác “bảo trì” các loại máy móc, thiết bị, công cụ… trở nên cần thiết và ngày càng được lưu tâm hơn.

Bảo trì là gì? Các loại bảo trì

Khái niệm về bảo trì

Ở các tổ chức, các cơ quan thuật ngữ “bảo trì” được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau nhưng về cơ bản thì đều có những nét tương đồng nhất định như sau: Bảo trì là tập hợp các phương tiện, các biện pháp kỹ thuật để thực hiện công tác bảo trì nhằm phòng ngừa các hư hỏng có thể xảy ra để duy trì tình trạng hoạt động của tài sản hoặc sửa chữa hay phục hồi trở lại trạng thái ban đầu của tài sản, tài sản là tất cả các thiết bị, dụng cụ…

Các loại bảo trì

  • Bảo trì không kế hoạch: nghĩa là không có bất cứ kế hoạch hay hoạt động bảo trì nào trong suốt quá trình thiết bị hoạt động – làm việc cho đến khi có sự hư hỏng. Công tác bảo trì được thực hiện không kế hoạch, không thông tin về thiết bị từ khi hoạt động đến khi hư hỏng. Nếu hư hỏng thì được sửa chữa hoặc thay thế.
  • Bảo trì phục hồi: là tất cả các hoạt động bảo trì được thực hiện sau khi xảy ra đột xuất một hư hỏng nào đó để phục hồi thiết bị về tình trạng hoạt động bình thường ngay lúc đó và có thể hư hỏng lại không biết trước được

  • Bảo trì khẩn cấp:  là bảo trì cần được thực hiện ngay sau khi có hư hỏng xảy ra để tránh những hậu quả nghiêm trọng tiếp theo

Bảo trì không kế hoạch thường có chi phí cao, thiếu linh hoạt và không có tính đảm bảo cao nên phương pháp này chỉ nên được áp dụng với trường hợp đột xuất, bất ngờ, bất đắc dĩ. Đây là phương pháp ít được chấp nhận và phải được giảm thiểu hết mức có thể.

  • Bảo trì có kế hoạch: là công tác bảo trì được tổ chức và thực hiện theo một kế hoạch đã định và kiểm soát dựa trên những thông tin, dữ liệu sẵn của các máy móc, thiết bị, công cụ,…
  • Bảo trì phòng ngừa: giúp ngăn ngừa các hư hỏng xảy ra hoặc phát hiện các hư hỏng trước khi chúng làm ngừng máy và gián đoạn sản xuất.

  • Bảo trì cải tiến: thiết  kế cải tiến một số chi tiết, bộ phận của thiết bị giúp kéo dài thời gian sử dụng

  • Bảo trì chính xác: thu thập các thông tin của thiết bị, dữ liệu vận hành để tìm cách tăng năng suất, hiệu suất, kéo dài tuổi thọ thiết bị

  • Bảo trì dự phòng: chuẩn bị các chi tiết, bộ phận hoặc một thiết bị mới để đề phòng thiết bị sẵn có dừng bất ngờ

  • Bảo trì năng suất toàn bộ: thông qua các hoạt động nhóm của nhân viên nhằm đạt tối đa hiệu suất sử dụng thiết bị, máy móc,… ngăn ngừa những tai nạn tổn thất xảy ra trong quá trình làm việc.

  • Bảo trì phục hồi: công tác phục hồi thiết bị về trạng thái bình thường dựa trên kế hoạch có trước và các thông tin, dữ liệu sẵn có trước tiến hành thực hiện

  • Bảo trì khẩn cấp: cần có những kế hoạch, thông tin về thiết bị đề phòng trường hợp thiết bị ngừng đột xuất

Bảo trì có kế hoạch thường sẽ có sự tính toán về chi phí, có tính linh hoạt và sự đảm bảo cao nên thường được khuyên thực hiện.

Mục tiêu chung của bảo trì

  • Tình trạng máy móc đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của công việc giúp tăng năng suất, lợi nhuận, thỏa mãn nhu cầu khách hàng,

  • Tính sẵn sàng tối đa của thiết bị, tối ưu hóa các phương tiện kĩ thuật

  • Giảm số lần hư hỏng, trục trặc thiết bị, máy móc… (không ảnh hưởng tới chi phí, tiến độ công việc,…)

  • Hiệu suất tối đa ( chi phí tối thiểu )

  • An toàn lao động

  • Bảo vệ môi trường

Nên có sự chăm sóc nhất định cho các thiết bị, công cụ, máy móc… vì đây chính là “ đôi tay đôi chân” giúp bạn làm tốt công việc của mình, đáp ứng những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống và bảo trì là một trong những sự chăm sóc tốt nhất.

>>Xem thêm :

5/5 (2 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN