Công nghệ thông tin, viết tắt CNTT là một nghề nghiệp đang được lựa chọn nhiều hiện nay. hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về ngành công nghệ thông tin ngay bây giờ.
Xã hội ngày càng phát triển kèm theo đó là sự bùng nổ của khoa học công nghệ. Công nghệ thông tin ngày càng được các chuyên gia đánh giá là ngành mũi nhọn cho sự phát triển của thời đại số hóa hiện nay. Có thể nói ngành công nghệ thông tin được giới trẻ đặc biệt quan tâm cho định hướng mục tiêu nghề nghiệp của mình sau này. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn cái nhìn tổng quát nhất về ngành học này.
Công nghệ thông tin được viết tắt là CNTT, nó là một nhánh ngành kỹ thuật nên đây là một ngành học đào tạo tất cả các khía cạnh liên quan đến sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính nhằm thực hiện mục đích trao đổi, lưu trữ, chuyển đổi, bảo vệ các dữ liệu thông tin,phân phối và xử lý các dữ liệu thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau.
Khoản 1 điều 4 luật công nghệ thông tin năm 2006 có quy định về khái niệm như sau : “ Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số”.
Hiểu một cách đơn giản về ngành công nghệ thông tin này là một ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để phục vụ cho mọi nhu cầu xoay quanh lĩnh vực này.
Tìm hiểu thêm: Ngôn ngữ lập trình - một phần của công nghệ thông tin hiện nay
Sinh viên khi tham gia học ngành công nghệ thông tin sẽ được đào tạo và nghiên cứu tất cả các kiến thức chuyên sâu về những mảng như công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, an toàn thông tin mạng, kỹ thuật máy tính… Thêm vào đó sinh viên được trang bị các kiến thức về thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo trì các thiết bị cũng như các phần mềm có trên máy tính… Tóm lại thì, các chuyên ngành cơ bản của ngành công nghệ thông tin gồm: kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính, kỹ thuật phần mềm, truyền thông và mạng máy tính, an toàn thông tin, hệ thống thông tin. Đa phần các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin thường chú trọng vào việc đào tạo chuyên sâu các chuyên ngành sau đây :
Chuyên ngành công nghệ phần mềm: Sinh viên khi học chuyên ngành này sẽ được nắm bắt các kiến thức cơ bản về máy tính và các kỹ năng mềm thiết yếu; học các môn học đại cương có liên quan. Sau đó sinh viên được tiếp thu các kiến thức chuyên sâu hơn về quản trị dự án phần mềm, công nghệ phần mềm nâng cao…
Chuyên ngành mạng máy tính và truyền thông : Chuyên ngành này giúp sinh viên có kiến thức nâng cao về mạng máy tính cũng như hệ điều hành máy tính như điện toán đám mây, lập trình mạng…
Chuyên ngành an toàn thông tin : Nhắc đến an toàn thông tin là bạn sẽ nghĩ ngay đến việc được học những kiến thức về bảo mật và an ninh mạng truyền thông. Các môn học cơ bản cho chuyên ngành này bao gồm điều tra tấn công, bảo mật thông tin và an ninh hệ thống mạng máy tính…
Chuyên ngành hệ thống thông tin: Bao gồm các kiến thức về việc quản lý dữ liệu và thông tin. Chuyên ngành này bao gồm các môn học như dữ liệu lớn, cơ sở dữ liệu nâng cao,….
Sau khi học xong ngành công nghệ thông tin, các bạn sinh viên thật sự có rất nhiều cơ hội việc làm cho ngành học mũi nhọn này. Và tùy vào kiến thức chuyên môn cùng với mảng chuyên ngành mà mình làm việc mà các bạn có thể nhận được những mức lương khác nhau. Mức lương này cũng có sự chênh lệch nhưng không nhiều dựa trên khu vực bạn làm việc.
Đối với những bạn học chuyên ngành công nghệ thông tin, các bạn có thể dễ dàng tìm kiếm cho mình một công việc với mức lương khởi điểm thường là từ 6– 12 triệu đồng. Áp dụng lương 6 triệu cho tháng thử việc đầu tiên và những tháng sau lương của bạn sẽ được nâng dần lên mức từ 8 – 12 triệu đồng/tháng. Đối với những bạn đã có nhiều năm kinh nghiệm với nghề thì lẽ tất nhiên, mức lương trung bình có thể lên đến khoảng 15 – 20 triệu/tháng( 5 – 7 năm kinh nghiệm) và thu nhập có thể trên 30 triệu/ tháng đối với những bạn đã sở hữu kinh nghiệm hơn 7 năm. Và điều tất nhiên nữa là khi trình độ và năng lực càng cao thì các bạn càng có cơ hội khám phá những công việc khó hơn và đạt được mức thù lao lớn hơn.
Một số vị trí công việc mà các bạn trẻ sau khi đã học xong ngành này ra trường có thể chinh phục như:
Chuyên gia phân tích hệ thống : hay còn gọi là System Analyst . Nhiệm vụ cho vị trí này là bạn phải lên kế hoạch thiết kế, phân tích cũng như phát triển và bảo trì các tài nguyên của máy tính để chúng luôn sử dụng một cách tốt nhất.
Lập trình viên công nghệ thông tin : hay còn gọi là IT Programmer. Công việc chính cho vị trí này là tạo và kiểm nghiệm các chương trình cũng như xử lý các vấn đề liên quan đến máy tính. Vị trí này phổ biến được giới trẻ lựa chọn tại các công ty về lập trình thiết kế hoặc bán phần mềm.
Quản lý hệ thống thông tin: Đây là công việc giám sát các lập trình viên và các chuyên gia máy tính khác. Đối với công việc này thường phù hợp cho những người đã từng làm quản lý hoặc là làm cố vấn.
Quản trị mạng: Là làm nhiệm vụ quản lý mạng WAN hay LAN của công ty mình. Nhiệm vụ cho công việc này là thiết kế cũng như cài đặt và duy trì sự hoạt động của các mạng ; thêm vào đó là việc phải chuẩn đoán và khắc phục các sự cố về mạng.
Quản trị web : Đây là công việc duy trì và phát triển website cũng như các tài nguyên của chúng; cập nhật, sao lưu và xây dựng thiết kế trang web; đồng thời giám sát cả lưu lượng người truy cập vào trang web và xây dựng các chiến lược nhằm thu hút người dùng ghé thăm trang web.
Kỹ thuật viên máy tính : Công việc cho vị trí này chủ yếu là về phần sửa chữa, cài đặt các thành phần của máy tính từ máy in, máy chủ cho đến các máy cá nhân.
Chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật: Đây là công việc khá thú vị với sự chuẩn bị các báo cáo kỹ thuật và các tài liệu hướng dẫn các văn bản liên quan đến khoa học và kỹ thuật , từ đó bạn sẽ chuyển các thông tin kỹ thuật cầu kì đó sang dạng văn bản tóm tắt một cách dễ hiểu nhất.
Ngoài một số vị trí công việc kể trên, ngành công nghệ thông tin còn được ứng dụng rất nhiều vào các nghề như kỹ sư phần mềm; chuyên gia mật mã; quản lý cơ sở dữ liệu;….
Ngành công nghệ thông tin ngày càng quan trọng và thiếu hụt nguồn nhân lực rất nhiều. Vì thế, nhiều trường đại học, cao đẳng đã chú tâm đào tạo ngành học này. Một số trường tốt nhất bạn nên theo đuổi ngành công nghệ thông tin ở đó là :
Đại học công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học FPT
Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Học viện kỹ thuật quân sự
Học viện kỹ thuật mật mã
Đại học bách khoa.
………………
Nhìn chung đó đều là những nơi đào tạo lý tưởng và rất chất lượng mà bạn nên theo học.
Tìm hiểu thêm: Các khóa học lập trình web miễn phí mới nhất
Trên đây là toàn bộ thông tin tổng quan về ngành công nghệ thông tin mà chúng tôi đã cung cấp tới các bạn. Hy vọng bài viết sẽ phần nào giúp ích cho các bạn trong cuộc sống
>>Xem thêm :
BÀI VIẾT LIÊN QUAN