Developer là gì? Bạn đang muốn trở thành Developer hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây chúng tôi sẽ cho bạn hiểu rõ khái niệm về Developer.
Ngày nay, khi thế giới đang ngày một phát triển, đặc biệt trong thời kỳ 4.0 hiện nay, công nghệ thông tin đang là thứ không thể thiếu không chỉ ở đô thị mà cả những vùng quê. Chính vì tầm quan trọng của nó trong sự phát triển xã hội hiện nay mà nhu cầu tuyển dụng ngành nghề này là vô cùng lớn. Để xây dựng được nền tảng Internet như bây giờ, chính là nhờ sự góp sức của các kỹ sư phần mềm, hay còn gọi là Developer. Vậy ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Developer là gì và những vấn đề xoay quanh “Developer”.
Lập trình viên (Developer) là những người sử dụng nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau để tạo nên các chương trình, phần mềm, ứng dụng,.. phục vụ đời sống của con người. Có thể ví lập trình viên như một “nhà thơ”, đang viết nên những đoạn thơ (các đoạn mã lập trình), để tạo nên một bài thơ hoàn hảo ( các chương trình,ứng dụng,…)
Tìm hiểu thêm: Coder là gì?
Công việc của một developer
Nói một cách đơn giản, công việc chính của 1 lập trình viên đúng như tên gọi của nó: Lập trình. Bao gồm: lập trình ứng dụng, lập trình game, lập trình mobile, lập trình web, lập trình hệ thống, lập trình tiện ích,…
Trong đó, nhiệm vụ chính của developer gồm:
- Thiết kế, xây dựng và mô tả chi tiết các mẫu phần mềm
- Chuyển đổi từ mẫu phần mềm thành các đoạn code với ngôn ngữ phù hợp
- Sử dụng nền tảng web để tạo ra phần mềm dạng nâng cao
- Kiểm tra định kì code để đảm bảo tính hiệu quả của code và sửa lỗi khi cần thiết
- Thực hiện nâng cấp định kì để hệ thống ứng dụng hoạt động tốt nhất
- Phối hợp thêm với các bộ phận khác để viết tài liệu phục vụ người dùng
Với nghề lập trình viên, bạn có thể thoải mái lựa chọn làm việc tại các vị trí IT cho các công ty thiết kế phần mềm, hoặc bộ phận IT cho các công ty với lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Do tính chất công việc là tiếp xúc chủ yếu với máy tính nên bạn có thể làm tại văn phòng hoặc tại sao không thử làm ngay tại căn nhà thân yêu của mình ( Freelance IT ).
Thực ra dù làm bạn có là một IT Developer, Freelance IT, Web Developer hay bạn có ở vị trí nào đi chăng nữa thì công việc của bạn vẫn yêu cầu đầy đủ như ở mục 2 chúng ta đã đề cập trước đó.
Tìm hiểu thêm: Thiết kế phần mềm là gì?
Trên thực tế, bất cứ một ngành nghề, một công việc nào, từ trường học đến công ty đều có phân cấp bậc. Và thực ra lập trình viên cũng như vậy. Không phải tất cả các developer đều có trình độ và bằng cấp như nhau, để trở thành một người xuất sắc, cần trải qua một quãng thời gian dài để học tập và rèn luyện.
Cấp bậc của lập trình viên được chia thành như sau:
* Fresher/ Junior Developer: đây là chức danh thường được gắn cho các bạn sinh viên, những người mới vào nghề và kinh nghiệm trong nghề dưới 3 năm. Các fresher/ junior ở giai đoạn này có kiến thức cơ bản về lập trình phần mềm, hiểu được vòng đời của ứng dụng, các dịch vụ cơ bản của ứng dụng ( queues, catching,…), có thể viết được các script đơn giản.
*Senior Developer: ở giai đoạn này, các lập trình viên thường có kinh nghiệm từ 4-10 năm, đã được tham gia một số dự án của công ty, có thể code được một số module phức tạp, hiểu biết sâu sắc hơn về vòng đời của ứng dụng, các dịch vụ ứng dụng, có thể làm việc thoải mái trên mọi bộ phận của ứng dụng.
*Leader Developer: có từ 7-10 năm kinh nghiệm. Leader Developer là một senior mà các lập trình viên junior và senior tìm đến để được nhận lệnh làm việc hoặc hướng dẫn và học tập kinh nghiệm. Ở cấp độ này, các lập trình viên có thể làm việc độc lập hoặc phát huy khả năng làm việc nhóm.
*Mid-Level Manager (Quản lý cấp trung): là người quản lý các lập trình viên, có thể sa thải hoặc tuyển dụng các lập trình viên. Chức danh này bao gồm: Developer Manager, Product Manager hoặc Project Manager. Các Mid-Level Manager sẽ báo cáo tới một Senior Leader.
*Senior Leader ( Quản lý cấp cao ): là người có thể sa thải quản lý cấp trung, báo cáo công việc đến một Senior Leader khác hoặc là Ban giám đốc. Các Senior Leader thường có chức vụ như: VP, CTP hoặc CEO.
Là lập trình viên nhưng lại “không thích” lập trình
Tuy là một developer nhưng lại “ghét” viết code. Nghe đến đây nhiều người chắc hẳn thấy thật khó hiểu, developer không viết code thì làm gì nhỉ.
Đây chính là một kiểu lập trình viên thích làm những việc khác hơn là viết chương trình mà mình được giao phó. Thông thường, những lập trình viên này sẽ dành tới 80% thời gian dán mắt vào màn hình máy tính để suy nghĩ cách hoàn thành công việc, 15% thời gian than thở về việc thời hạn của công việc tại sao lại gấp rút đến thế, 4% thời gian để chọn ra những phương pháp hay, và 1% thời gian còn lại chính là thời gian thực sự viết code để hoàn thành công việc của mình.
Và đương nhiên, khi bạn nhận được sản phẩm của các cô/ cậu lập trình viên này thì sẽ luôn tặng kèm theo câu nói: “ Nếu có thêm một chút thời gian thì có lẽ nó sẽ được hoàn thành tốt hơn”.
Người ta thường ví developer như những nghệ sĩ quả không hề sai. Chúng ta thường nghĩ rằng lập trình viên hàng ngày làm việc với những dòng code loằng ngoằng, hàng tá những công thức, suốt ngày dán mắt vào máy tính thì sẽ khô khan, không biết gì về nghệ thuật. Nhưng trên thực tế, trong giới lập trình, có rất nhiều những lập trình viên “mộng mơ”, ưu thích cái đẹp. Điều đó thể hiện ở những đoạn code họ viết ra, không cần quan tâm code có chạy được không, miễn là nó ĐẸP!
Đây chính là kiểu lập trình viên nói ít, làm nhiều đúng như một ninja.
Với những lập trình viên khác thì kiểu developer này thực sự làm họ khó chịu. Anh ta có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách thật nhanh chóng và hoàn hảo.Nhưng lại chỉ đưa cho bạn một sản phẩm mĩ miều, không hề giải thích cho bạn rằng tại sao nó lại như thế này, tại sao nó lại như thế kia. Mặc dù đặc điểm là ít nói nhưng lại làm việc khá tốt với cả team.
Không nản chí, không quan tâm đến mức độ của nhiệm vụ được giao phó mà chỉ biết nhận việc và làm, làm, làm. Hiệu quả và năng suất làm việc của kiểu lập trình viên này khiến cho mọi người xung quanh phải nể phục. Chính vì vậy, anh ta cũng được coi là thành phần “gánh team”.
Nghe tên thôi là đã biết kiểu lập trình viên này không phải thuộc vào top năng động, hoạt bát. Nhưng những gì họ có sẽ mang lại cho chúng ta nguồn lợi nhất định: kiến thức và kinh nghiệm khổng lồ.
Có thể rằng kiểu lập trình viên này họ khó có thể tiếp cận được nhanh các công nghệ cũng như dụng cụ hiện đại, hay nói thẳng ra là họ lỗi thời. Nhưng họ lại là những con người từng trải qua rất nhiều năm, họ biết chính xác, am hiểu về những yếu tố cơ bản của phần mềm.
Kiểu lập trình viên này chứng tỏ với câu nói của ông bà ta “Gừng càng già càng cay”.
Đây chính là kiểu lập trình viên ưu thích công việc hạng nặng. Có lẽ trong cuộc sống của những developer này sáng code, chiều code, tối code.
Developer thuộc kiểu này làm việc trên cả mong đợi của cấp trên hay từ khách hàng và họ luôn tự hào về những đoạn code do chính mình viết nên. Những kẻ cuồng việc như này thường dùng luôn cả thời gian nghỉ của mình để làm việc. Họ viết code vào giờ nghỉ trưa, hay thậm chí còn làm overtime ngay tại nhà.
Tất nhiên đối với kiểu developer này, họ là những người hướng nội, họ cảm thấy thế giới code là thế giới an toàn nhất đối với mình. Viết code chỉ làm cho họ hứng thú chứ chưa bao giờ làm họ cảm thấy chán nản.
Vậy, câu hỏi đặt ra đầu tiên: Web Developer là gì?
Rất đơn giản, Web Developer là lập trình web, và công việc của web developer chính là lập trình ra ứng dụng web.
Hiện nay, thời đại web đang rất phát triển, bên cạnh các hệ thống web lớn như: Facebook, Google, Youtube thì có vô vàn web nhỏ. Chị bán kem trộn đầu ngõ cũng cần web để bán kem trộn, cô bé ham đọc sách cũng cần web để đọc sách,… Với nhu cầu làm web cao như vậy, cơ hội việc làm của các web developer cũng từ đó mà tăng cao hơn. Và dĩ nhiên, mức lương của một Web Developer cũng không tệ, còn tùy vào trình độ của bạn.
Câu hỏi đặt ra là: Học gì để trở thành một Web Developer?
Dĩ nhiên, không có gì là khó nếu bạn kiên trì. Và việc trở thành 1 web developer sẽ còn dễ dàng hơn nếu bạn biết một chút ít về lập trình.
Học kiến thức nền về Web, Networking
Học kĩ, học chắc kiến thức cơ bản về back-end và front-end. Sau đó quyết định bản thân mình sẽ đi theo hướng nào.
Đào sâu vào back-end hoặc front-end ( tùy vào hướng bạn đã chọn ).
Tạo ra một sản phẩm nhỏ để khích lệ bản thân nhé!
Đi thực tập và đi làm để cọ xát và tiếp thu những cái mới.
Vừa học vừa làm để nâng cao kiến thức nền tảng, phát huy trình độ của bản thân.
Áp dụng kiến thức nâng cao vào công việc.
Vậy, kiến thức cơ bản nhất mà mỗi Web Developer cần phải có là gì?
Mình xin đưa ra một số ví dụ để các bạn tham khảo:
Source Control: Git/TFS/SVN
AJAX / Web API
RESTful API / HTTP method
Cơ bản về Networking
Clean Code, viết code tách bạch rõ ràng
Thuật toán và cấu trúc dữ liệu
Tham khảo thêm: Tìm hiểu thông tin hữu ích liên quan đến an ninh mạng
Lời kết:
Bài viết trên mình đã sưu tầm và dựa trên kiến thức vốn có của bản thân để đưa ra những kiến thức xung quanh về Developer . Để trở thành một lập trình không hề khó nếu bạn chăm chỉ, học tập các kiến thức cơ bản, rồi sau đó cọ xát và nâng cao vốn kiến thức tự có của bản thân mình. Thông qua bài viết trên, mình xin chúc các anh em đã/sẽ/đang trên con đường trở thành một developer chính hiệu ngày một thành công trên con đường mình đã chọn!
>>Xem thêm :
BÀI VIẾT LIÊN QUAN