Điêu khắc là một loại hình nghệ thuật phổ biến từ bao đời nay. Vậy, điêu khắc là gì cùng phương pháp tạo hình sẽ được đề cập trong bài viết này dưới đây.
Điêu khắc là một loại hình nghệ thuật phổ biến từ bao đời nay nhưng không phải ai cũng hiểu chính xác về nó. Vậy, điêu khắc là gì và các phương pháp tạo hình trong điêu khắc sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.
Từ buổi đầu của nền văn minh nhân loại, điêu khắc đã ra đời và trở thành một loại hình nghệ thuật cổ điển với những tác phẩm có giá trị cho đến ngày hôm nay. Điêu khắc được định nghĩa là các tác phẩm nghệ thuật với không gian ba chiều được các nghệ nhân điêu khắc tạo nên bằng cách tạo hình đơn thuần hoặc kết hợp với các loại vật liệu khác như đá, thủy tinh, kim loại hay gỗ… Bên cạnh đó một số vật liệu cũng được sử dụng trong điêu khắc đó là đất sét, dệt may, polyme, nhựa và một số kim loại nhẹ khác.
Các tác phẩm điêu khắc được những nghệ nhân tạo nên bằng cách gọt đẽo như khắc tạc hoặc lắp ráp nhiều bộ phận với những vật liệu lại với nhau như hàn hay cũng có thể làm cứng như đúc. Đồng thời họ sẽ tô điểm cho các tác phẩm của mình bằng việc tô sơn lên trên bề mặt của chúng. Nghệ nhân bằng sự khéo léo và óc sáng tạo của mình đã cho ra đời những tác phẩm điêu khắc với hình dáng khác nhau, đem lại giá trị thẩm mỹ cho cuộc sống con người.
Tìm hiểu thêm: Hóa thạch là gì?
- Trước tiên phải kể đến tạc: Có thể nói, tạc là phương pháp điêu khắc ra đời sớm nhất. Với phương pháp này người nghệ nhân chủ yếu sẽ dùng các dụng cụ cứng như dao để thao tác trên những chất liệu rắn như đá và gỗ để tạo hình theo như mong muốn của mình. Họ sẽ biến những hòn đá hay thanh gỗ tưởng chừng như không có hình khối thành các tác phẩm đặc sắc với nhiều hình thù khác nhau. Người nghệ sĩ sẽ khéo léo, tinh tế đẽo gọt, dùng búa đục để loại bỏ những phần còn dư thừa trên chất liệu thô và từ đó những tác phẩm điêu khắc hoàn chỉnh sẽ được ra đời.
- Tiếp theo là phương pháp đúc: Ở phương pháp này, những người nghệ nhân sẽ sử dụng các khuôn mẫu có sẵn với các hình dạng khác nhau. Sau đó, họ sẽ dùng chất lỏng được nấu chảy ra từ các loại kim loại để đổ vào khuôn. Sau bước này, chỉ cần đợi đến khi chất lỏng trong khuôn đã đông đặc thì người nghệ nhân đó sẽ tháo khuôn và thu được tác phẩm đúc mà mình mong muốn. Một số chất liệu đúc mà người nghệ nhân có thể sử dụng đó là đồng, nhôm, nhựa, gang, thạch cao và xi măng.
- Phương pháp gò: Tương tự với tạc thì phương pháp này người nghệ nhân sẽ tác động trực tiếp lên chất liệu được điêu khắc. Vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gò là kim loại được dát mỏng. Họ sẽ dùng các loại máy gò để tác động lên kim loại và biến chúng thành hình dáng mà họ mong muốn.
- Trước hết, để tạo nên những tác phẩm điêu khắc có giá trị thẩm mỹ cao, người nghệ nhân cần phải có đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, chăm chút đến từng đường nét trong tác phẩm. Bên cạnh đó, những nghệ nhân cần có mắt thẩm mỹ cao và trí tưởng tượng phong phú, bởi hình dạng của tất cả các tác phẩm điêu khắc đều do người nghệ nhân quyết định và nhào nặn lên.
- Những người nghệ nhân cần có kiến thức căn bản về hội họa, cách phối màu, phối đường nét và cách tạo không gian ba chiều để tạo sức hấp dẫn cho tác phẩm của mình. Khi đó màu sắc, đường nét của các tác phẩm điêu khắc mới hài hòa với nhau và thu hút được khách hàng.
- Bên cạnh đó, để theo đuổi được công việc điêu khắc nói riêng và bất cứ ngành nghề nào nói riêng thì mỗi người nghệ nhân cần phải chịu được áp lực cũng như khó khăn trong ngành. Bởi khi làm công việc ấy, người nghệ nhân phải làm việc trong môi trường đầy bụi bặm dưới thời tiết nóng bức… Chính vì vậy, yêu nghề và chịu được gian khổ là điều kiện tiên quyết để làm công việc điêu khắc.
Tìm hiểu thêm: Động lực là gì và vai trò của nó trong cuộc sống hiện tại
Có thể nói, điêu khắc vẫn luôn là công việc mang tính chất nghệ thuật và cống hiến cái đẹp cho cuộc sống con người. Bên cạnh đó nó là sự lựa chọn nghề nghiệp cho mọi tầng lớp lao động ngày nay. Vì thế hiểu được điêu khắc là gì sẽ giúp bạn có sự lựa chọn việc làm thích hợp nhất.
>>Bài viết tham khảo :
BÀI VIẾT LIÊN QUAN