IC có ý nghĩa và tác dụng như thế nào trong cuộc sống? Câu hỏi đó làm cho nhiều người thắc mắc. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về IC.
IC có ý nghĩa và tác dụng như thế nào trong cuộc sống? Câu hỏi đó làm cho nhiều người thắc mắc. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thật hữu ích để bạn hiểu rõ về IC.
IC( viết tắt của Integrated circuit) có nghĩa là vi mạch tích hợp hay còn gọi là chip điện tử tốt nhất trên thị trường hiện nay. Đây là một tập hợp gồm các mạch điện chứa các linh kiện bán dẫn, linh kiện điện tử thụ động kết nối với nhau. Điều này nhằm thực hiện một chức năng nào đó, đóng vai trò một linh kiện phức hợp.
IC giúp tăng độ chính xác của các mạch logic với thiết kế nhỏ gọn. Mỗi IC được cài đặt hoạt động với công suất nhất định, ở điều kiện nhiệt độ thích hợp tùy thuộc vào chức năng nó đảm nhiệm.
Tìm hiểu thêm: Radar là gì?
Với thiết kế vô cùng nhỏ gọn, mạch IC đem lại sự tiện ích trong thiết kế, góp phần tiết kiệm diện tích mạch trong thiết bị. Ngoài ra IC còn được tích hợp nhiều chức năng tiện ích cùng lúc, đảm nhiệm được nhiều vai trò linh hoạt.
Việc thiết kế chi tiết, tỉ mỉ, nhỏ gọn giúp IC không những tiện lợi mà còn tăng tốc độ cũng như độ chính xác.
Mỗi loại IC được thiết kế đặc trưng về công suất, phạm vi nhiệt độ thích hợp hoạt động. Điều này giúp cho IC tăng tính ứng dụng, làm cho nó trở nên chuyên môn hóa với từng loại thiết bị điện tử.
Hiện nay, người ta phát minh ra rất nhiều loại IC, để có thể giúp người dùng có cách nhìn toàn diện về IC, cũng có nhiều cách phân loại. Người ta có thể phân chia IC dựa theo 4 khía cạnh sau: theo tín hiệu xử lý, theo công nghệ, theo mức độ tích hợp, theo công dụng.
Với cách phân loại này, IC được chia làm 3 loại, đó là:
IC digital: Đảm nhiệm việc xử lý và lưu trữ các dữ liệu liên quan tới số
IC analog hay IC tuyến tính: đảm nhiệm xử lý, lưu trữ tín hiệu tương tự
IC hỗn hợp: tích hợp xử lý cả dữ liệu dạng digital và analog
Với cách phân loại này, IC được chia làm 4 loại sau:
IC ( Integrated circuit), tên chung, bao gồm SSI và MSI
LSI ( Large Scale Integrated)
VLSI ( Very Large Scale Integrated), bao gồm CPU, ROM, RAM, PLA,…
ULSI ( Ultra- Large- Scale- Integration)
Người ta thiết kế các loại IC dựa trên 3 loại công nghệ:
Monolithic: Loại thiết kế này lắp đặt tất cả các phần tử của vi mạch trên cùng một bản nền vật liệu bán dẫn đơn tinh thể. Các bản vật liệu bán dẫn thường được bằng cách pha tạp chất (doping), phân theo từng lớp kết hợp ghép với điện trở. Ngoài ra còn có mạch dẫn, tụ điện tích C, dung môi cách điện, cực gate. Ví dụ công nghệ TTL, CMOS, DMOS,…
Mạch màng mỏng hay mạch phim: loại này lắp ghép các phần tử bằng công nghệ lắng đọng hơi trên nền thủy tinh. Loại này thường được thiết kế trong các mạch điện trở. Chúng được thiết kế đảm bảo tính chính xác về độ cân bằng điện tử và được nhúng 1 lớp dung dịch bảo vệ bên ngoài. Vi mạch theo công nghệ màng mỏng thường được ứng dụng chế tạo vi mạch trong màn hình phẳng của máy tính, tivi,…
Lai mạch màng dày: Loại này kết hợp với các loại chip điện tử, có đường dẫn được in nhỏ trên bản mạch.
CPU, vi mạch xử lý trong máy vi tính
Bộ nhớ lưu trữ dữ liệu digital
Thu nhỏ chip điện tử trong RFID, áp dụng giám sát, trong các loại thiết bị theo dõi, camera.
IC logic tiêu chuẩn
ASIC dành cho phát triển từng loại thiết bị cụ thể
ASSP có công dụng tương tự như ASIC
IC cảm biến với các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học
DSP có công dụng xử lý các dữ liệu digital
ADC và DAC, chuyển đổi việc xử lý, mã hóa giữa analog sang digital
IC điều khiển bao gồm tất cả các bộ phận của máy tính như chương trình, thanh xử lý, ALU,…
IC công suất dùng để xử lý các dòng điện áp lớn, khuếch đại công suất lớn
Tìm hiểu thêm: Vi mạch điện tử là gì? Những thắc mắc cần lời giải đáp về vi mạch
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin bổ ích cho bạn về IC. Mong bạn có thể ứng dụng những nguồn tin hữu ích này vào công việc của mình.
>>Xem thêm :
BÀI VIẾT LIÊN QUAN