Làm IT có cần giao tiếp tốt không? Vai trò của giao tiếp trong nghề IT

IT là nghề thiên về kỹ thuật ít phải tiếp xsc với khách hàng. Vậy làm IT có cần giao tiếp tốt không? Hãy xem ngay sau đây để biết vai trò của kỹ năng giao tiếp trong IT.

“Làm nghề IT có cần giao tiếp không” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm vì trong thực tế, có rất nhiều ý kiến cho rằng hoạt động công nghệ thông tin chỉ cần giỏi mạng, máy tính, khoa học, nghiên cứu mà không cần giao tiếp. Vậy thực chất của vấn đề này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Vai trò của kỹ năng giao tiếp trong việc làm IT

Vai trò của kỹ năng giao tiếp trong việc làm IT

Vai trò của kỹ năng giao tiếp trong việc làm IT

Trong tiến trình lịch sử loài người và phát triển xã hội, giao tiếp là nhu cầu cơ bản và thiết yếu để hình thành con người xã hội, đưa đến sự phát triển vượt bậc và thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội, ngôn ngữ và khoa học công nghệ. Do đó, nếu nói kỹ năng giao tiếp là điều không thiết trong ngành IT thì thực sự rất cần đặt 1 dấu chấm hỏi.

Giao tiếp trước hết là công cụ nhanh nhất giúp nhân viên IT có thể tiếp cận tri thức không giới hạn.

Nếu như tri thức tư liệu có đặc trưng lớn nhất là tính bền vững, tích lũy thì tri thức qua ngôn ngữ lại là loại tri thức có tính mới, có khả năng sinh sôi. Thậm chí, 2 loại tri thức này lại có thể chuyển giao theo hình tháp bằng giao tiếp.

Để dễ hiểu nhất, bạn có thể hình dung anh A và anh B cùng đọc sách, bộ não của cá nhân anh A sẽ cho phép anh A tiếp nhận khối lượng tri thức a, bộ não cá nhân anh B sẽ cho phép anh B tiếp nhận khối lượng tri thức b. Nếu anh A và anh B cùng giữ lại khối lượng tri thức a và b thì tất lẽ dĩ nhiên a vẫn là a, b vẫn là b. Thế nhưng nếu anh A và anh B giao tiếp với nhau và giao tiếp với nhiều người khác bằng những cách khác nhau thì những tri thức a, b lại có thể sinh đẻ giá trị mới theo cấp số cộng, thậm chí cấp số nhân.

Trong ngành IT cũng như vậy, nếu anh A là nhân viên IT thiết kế và xây dựng dự án, anh A nghiên cứu tài liệu và có ý tưởng thiết kế vô cùng độc đáo để hoàn thiện bản dự án đầu tiên. Bước tiếp theo đương nhiên là anh A phải trình bày ý tưởng của mình trước người khác. Muốn trình bày tốt và đạt hiệu quả đón nhận, tương tác và hỗ trợ từ mọi người, anh A nhất định phải có kỹ năng giao tiếp.

Cùng với giá trị về tri thức, kỹ năng giao tiếp cũng giúp cho nhân viên IT có thể hoạt động tốt trong nhóm, hình thành và phát triển đa dạng các kỹ năng mềm của bản thân, như:

  • Kỹ năng quan sát

  • Kỹ năng lắng nghe

  • Kỹ năng nắm bắt tâm lý

  • Kỹ năng thuyết trình

  • Kỹ năng phản biện

  • Kỹ năng thuyết phục

  • Kỹ năng quản lý thời gian

  • Hình thành và phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ, ngoại ngữ, tiếng Anh

Giao tiếp cũng là mảnh đất rộng lớn để nhân viên IT có thể phô ra năng lực của bản thân trước tập thể, công ty và công chúng, đem đến những cơ hội thăng tiến nhất định và có mức thu nhập tốt.

Trong thực tế, rất nhiều người mặc dù có giới hạn về kiến thức, chuyên môn, song giao tiếp giỏi và giao tiếp có kỹ năng lại giúp họ có thể khắc phục, “lấp liếm” những hạn chế của bản thân và dẫn trưởng thành trong nghề. Họ không những không bị đào thải mà còn rất dễ được lòng người khác để đón nhận những cơ hội thăng tiến trong nghề.

Do vậy, có thể khẳng định: Để giỏi làm IT, nhân viên IT không những phải giỏi máy tính, mạng, internet (gọi chung là chuyên môn công nghệ thông tin) mà còn phải giỏi giao tiếp, giao tiếp có kỹ năng. Cùng với kỹ năng giao tiếp, nhân viên IT cũng phải hình thành và phát triển rất nhiều kỹ năng khác để trở nên chuyên nghiệp, xuất chúng trong nghề. Đó là gì? Chúng ta hãy cùng tham khảo qua mục 2.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần phải biết khi đi phỏng vấn IT hiện nay

2. Những kỹ năng quan trọng nhất để làm IT giỏi

Có 4 kỹ năng bắt buộc và cũng là 4 kỹ năng quan trọng nhất để làm IT giỏi, đó là: Kỹ năng viết document, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng sử dụng tiếng Anh.

Những kỹ năng quan trọng của nghề IT cần giao tiếp

Những kỹ năng quan trọng của nghề IT cần giao tiếp

Kỹ năng viết document IT

Kỹ năng viết document là kỹ năng đầu tiên phải đạt được nếu muốn làm giỏi IT.

Thông thường người ta sẽ chia trình độ viết document thành 3 cấp độ: Cấp độ biết, cấp độ hiểu và cấp độ thành thạo.

Biết viết document là việc nhân viên IT có khả năng sử dụng template để viết nên những document cơ bản.

Hiểu là cấp độ trung bình trong viết document IT, cho phép nhân viên IT có khả năng tự viết và viết đúng document.

Cấp độ thành thạo trong viết document IT sẽ được đánh giá bằng việc những document được nhân viên IT viết ra sẽ đạt tiêu chuẩn về 1 vài kỹ năng nhất định như câu cú, văn phong, cấu trúc bài document, …

Vậy làm sao để có được kỹ năng viết document tốt nhất?

Viết document IT nếu nói là dễ thì cũng rất dễ vì nhân viên IT hoàn hoàn có thể học theo những template cơ bản để có được kết quả là 1 bài document hoàn chỉnh. Tuy nhiên nói khó thì cũng rất khó vì trong thực tế, không phải công ty nào cũng cho phép hay ưu tiên về việc sử dụng template trong viết document.

Những template cho phép kết quả công việc đạt được 1 cách nhanh chóng, số lượng bài document có thể ra trong một đơn vị ngắn và ít bị sai số hay chỉnh sửa, song tính nguyên mẫu cứng nhắc và dùng đi dùng lại của template lại không được phép áp dụng với 1 số sản phẩm, đánh mất khả năng sáng tạo của nhân viên IT cũng như hiệu quả công việc.

Do đó, nhân viên IT nên thành thạo những thao tác sau đây để tự viết document:

  • Kỹ năng chọn tool viết: 3 tool dễ hiểu và dễ dùng nhất trong viết document IT là Microsoft word, Google document và Markdown text + Subversion

Ngoài ra, có 1 số tool cũng có thể lựa chọn được như Microsoft Powerpoint hay Microsoft Excel, tuy nhiên 2 công cụ này lại khó chỉnh sửa và giao diện của nó được cho là khó dùng hơn trong viết document, thao tác rất chậm.

  • Kỹ năng viết câu: Để viết câu nhanh và đúng nhất, người viết nên học cách hình thành câu ngắn, mạch lạc, dễ hiểu và đặc biệt là đơn nghĩa. Những câu quá dài, mơ hồ và đa nghĩa là điều tối kỵ của 1 bài document IT.

(Nếu trong document IT, người viết đã hình thành những câu dài nhưng có 1 nghĩa và dễ hiểu, thì bạn có thể khắc phục lỗi bằng kỹ năng chia nhỏ câu ghép thành câu đơn, thêm các thành tố khác để hình thành câu đơn đúng cấu trúc, có nghĩa và mạch lạc)

  • Kỹ năng xây dựng cấu trúc: Trong document IT, cấu trúc document sẽ được chia nhỏ bằng cách tạo tiêu đề và đầu mục cho document.

Theo đó, 1 cấu trúc chuẩn của document IT sẽ chiếm 80% tiêu đề, đầu mục. 

  • Kỹ năng hành văn: Document IT có yêu cầu về sự chính xác, mạch lạc, dễ hiểu và đơn nghĩa, nhưng điều đó không có nghĩa là người viết không được sáng tạo và lồng ghép những yếu tố cá nhân, yếu tố vui vẻ, … Tuy nhiên kỹ năng này nên được áp dụng khi người viết đã thành thạo để tránh tình trạng những bài document IT trở thành những bài viết mang phong cách cá nhân, chủ quan

Kỹ năng nghiên cứu và làm việc độc lập

Kỹ năng nghiên cứu và làm việc độc lập thực chất là việc nhân viên IT có khả năng tự sắp xếp, bố trí và hoàn thiện công việc từ a đến z một mình mà không cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác hay của các thành viên trong công ty.

Kỹ năng này rất cần thiết trong các công việc như: Nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm và thu thập thông tin, lên ý tưởng cho các bản thiết kế, tự xây dựng ý tưởng cơ bản bước đầu và thậm chí dự báo về kết quả của dự án trước khi đưa ra trình này hay báo cáo trong tập thể.

Ngoài ra, kỹ năng làm việc độc lập còn được hiểu trong tính chất hoạt động độc lập của nhân viên IT với việc lạm dụng phần mềm, công nghệ thông tin, mạng, dữ liệu di động trong công việc.

Ví dụ: Trong thu thập thông tin hiện đại, đại bộ phận nhân viên IT hiện nay đều thu thập từ nguồn dữ liệu mạng thông qua các công cụ Google, Cốc Cốc, … Tuy nhiên bạn có bao giờ hình dung nếu 1 ngày những công cụ thông minh như vậy bị gián đoạn, trục trặc hay lỗi kỹ thuật khiến bạn không thể sử dụng được? Do đó, việc hình thành và có thể sử dụng tốt kỹ năng làm việc độc lập là thực sự cần thiết giúp bạn chủ động hơn trong công việc và vẫn có thể làm việc bình thường trong những trường hợp xấu nhất.

Kỹ năng làm việc nhóm

Để làm IT giỏi, một trong kỹ năng rất quan trọng nữa phải kể đến đó là kỹ năng làm việc nhóm.

Kỹ năng làm việc nhóm là sự tổng hòa và hoàn thiện các kỹ năng giao tiếp, quan sát, lắng nghe, thuyết trình, phản biện, nắm bắt tâm lý, thuyết phục và đặc biệt là quản lý thời gian.

Tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm đối với nghề IT là điều không cần phải bàn cãi vì khi và chỉ khi thông qua hoạt động nhóm, các ý tưởng thiết kế của 1 nhân viên IT mới có khả năng tốt nhất di chuyển từ não người vào thực tế.

Không những vậy, thông qua nhóm làm việc, sự tương tác, hỗ trợ và tranh luận tối đa giữa các thành viên cũng giúp hình thành tư duy nhạy bén - yếu tố rất quan trọng khi làm nghề IT.

Trong thực tế ngành, những cá nhân không có khả năng làm việc nhóm nhất định phải cải thiện để hình thành kỹ năng hoặc bị đào thải và ngược lại, người có khả năng là việc nhóm tốt thường rất năng động, hoạt bát, nắm bắt vấn đề khoa học, thu thập thông tin nhanh và có cơ hội thăng tiến hơn rất nhiều.

Kỹ năng sử dụng tiếng Anh

Trong ngành IT hiện đại tại Việt Nam, hầu hết các nhân viên IT đều là những người có khả năng tiếng Anh ở những trình độ không giống nhau. Mức độ cao thấp về khả năng sử dụng tiếng Anh đó sẽ phân chia và xác lập vị trí của mỗi người, trong đó kỹ năng sử dụng tiếng Anh sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực trong 2 phạm vi chính:

- Dịch thuật tài liệu (thuật ngữ) chuyên ngành và tìm kiếm thông tin, tiếp cận tri thức chất lượng cao

Bạn thấy đấy, khi bắt tay vào nghề, điều đầu tiên bạn sẽ nhận thấy rất rõ mà không cần tìm hiểu hay đào bới sâu là hầu hết các thuật ngữ chuyên ngành công nghệ thông tin đều có xuất phát gốc từ ngôn ngữ Anh. Do đó, nếu không học tập tiếng Anh thật tốt để hình thành kỹ năng cho riêng mình bạn sẽ rất khó hoạt động ngay từ những bước đi đầu tiên: “Biết”

Tiếp đó, để chuyển từ “Biết” thành “Hiểu” và chuyên nghiệp hơn nữa là “Thành thạo” thì không gì khác, chính kỹ năng sử dụng tiếng Anh sẽ cho phép bạn có thể tìm kiếm, thu nhận thông tin cũng như nguồn tri thức công nghệ thông tin chất lượng cao.

Nếu không làm được điều đó, bạn sẽ giống như những người tụt hậu trong ngành, sẽ bị lùi lại phía sau so với những người khác và do đó, trong thị trường lao động cạnh tranh nói chung, trong ngành IT nói riêng, bạn chỉ có thể làm  ở những vị trí rất thấp, thậm chí bị đào thải và khó có thể tiến tới 1 mức thu nhập tốt.

- Giao tiếp bằng tiếng Anh để có thể đạt được những thành tựu cao hơn trong ngành

Ngoài phương thức tiếp cận tri thức mới từ những dữ liệu thông tin hiện hữu trong thực tế, giao tiếp là công cụ nhanh nhất giúp bạn có thể trau dồi nguồn tri thức cho bản thân, nhất là giao tiếp bằng tiếng Anh.

Kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh cho phép 1 cá nhân có cơ hội tiếp nhận được tri thức mới không giới hạn quốc gia, thông qua giao tiếp với những người ngoại quốc, những chuyên gia đầu ngành là những người mang quốc tịch khác, bạn thậm chí cũng có cơ hội nhận được dự án chất lượng cao, những dự án quốc tế nhờ khả năng thành thạo ngoại ngữ (tiếng Anh). Đây là 1 thực tế phổ biến có thể phân chia trình độ, cấp bậc và vị trí việc làm của nhân viên IT.

Giao tiếp tiếng Anh giỏi, 1 nhân viên IT không những có thể làm ở 1 vị trí công việc có mức thu nhập cao hơn trong nước mà còn có thể sinh sống và làm việc tại nước ngoài với mức lương khổng lồ, đem lại cơ hội thăng tiến dễ dàng trong thị trường lao động năng động toàn cầu hóa.

Tìm hiểu thêm: Ngành IT và những công việc làm thêm

Hy vọng với bài viết này, những nhân viên IT nói riêng, những người có ý định theo ngành công nghệ thông tin và bạn đọc nói chung có thể nắm được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp, dần dần hoàn thiện các kỹ năng mềm cho mình nhé. Chúc các bạn thành công.

>> Tham khảo thêm:

5/5 (2 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN