Kỹ năng ra quyết định để chọn công việc mà mình yêu thích nhất

Ra quyết quyết định là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta trong cuộc sống. Do đó, hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn kỹ năng ra quyết định.

Theo một công trình nghiên cứu tại Mỹ mỗi ngày chúng ta phải đưa ra 3500 quyết định để giải quyết vấn đề. Vì vậy, ra quyết quyết định là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Do đó, hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn kỹ năng ra quyết định.

1. Vấn đề khi phải lựa chọn công việc

Trong phần này mình sẽ hướng dẫn các bạn, đặt các bạn vào tình huống cụ thể của một người đang chán công việc và muốn nghỉ ở nhà kinh doanh. Có rất nhiều người hiện nay đi làm trong tình trạng rất chán ngán, mệt mỏi muốn nghỉ việc.Trong đầu họ xuất hiện 2 luồng suy nghĩ: một là muốn nghỉ việc vì quá chán và mệt mỏi, nhưng lại băn khoăn lo lắng sợ rằng nếu nghỉ việc sẽ không có tiền. Giả sử đặt bạn trong tình huống này bạn sẽ quyết định như thế nào?

Kỹ năng quyết định

Nếu quyết định vẫn đi làm thì bạn có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, bực bội, áp lực. Và có thể cảm xúc tiêu cực từ công việc các bạn mang về và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đến các mối quan hệ trong gia đình, xã hội,.. cứ như vậy cuộc sống càng trở nên tồi tệ hơn. Nhưng mà các bạn lại không dám nghỉ vì nghĩ rằng nghỉ thì lấy gì ăn.

Trước khi đưa ra quyết định mình khuyên các bạn nên làm 2 điều sau:

  1. Một là tịnh tâm ngồi suy nghĩ mà vấn đề mình gặp phải.

  2. Lên một bảng danh sách những cái được và cái mất nếu nghỉ việc. Bạn có thể lên google tham khảo những người đi trước mình xem họ được cái gì và mất cái gì.

Tìm hiểu thêm: Những kỹ năng phải biết trong việc ra quyết định

2. Phương pháp ra quyết định

Bước 1: Lập bảng ra quyết định

Tiếp tục làm việc

Nghỉ việc để tự kinh doanh

Được

Mất

Được

Mất

       

Sau đó, bạn liệt kê ra các điểm được và mất trong 2 trường hợp trên.

Bước 2: Đánh giá cho điểm các điểm được, mất và đưa ra quyết định

Sau khi đã nghĩ thông suốt và liệt kê đầy đủ ra được những điểm được và điểm mất rồi thì bạn hãy đánh giá và cho điểm từng điểm được và điểm mất theo tiêu chí sau:

Tiêu chí chấm các điểm được:

  • Thứ quan trọng nhất bạn cho thang điểm là +3 điểm

  • Thứ quan trọng ít hơn bạn chấm +2 điểm

  • Thứ quan trọng ít nhất bạn chấm +1 điểm.

Tiêu chí chấm các điểm mất:

  • Điểm mất làm bạn tổn thương nhất : - 3 điểm

  • Điều tổn thương ít hơn : - 2 điểm

  • Điều làm bạn ít tổn thương nhất bạn chấm : -1 điểm

Để có thể chấm điểm khách quan bạn hãy chấm theo quy tắc 1-3-3: tức là ngày 1 là ngày bạn chấm điểm (có thể chấm điểm trong lúc bạn đang tức giận nên chưa chính xác), sau đó 3 ngày sau khi bình tâm lại bạn lại vào chấm điểm lại thêm lần nữa, 3 ngày sau nữa hãy tiếp tục quay lại và hoàn thiện bảng điểm.

Sau khi đã thông suốt hết rồi, bạn hãy tính tổng điểm ở trường hợp tiếp tục đi làm và trường hợp nghỉ việc, rồi xem bên nào có điểm cao hơn thì ta quyết định theo bên có điểm cao hơn.

Kỹ năng quyết định rất cần cho mỗi người

Bước 3: Tiên đoán

Sau khi đã chọn và có quyết định ở bước 2, bạn hãy lập thêm hai bảng nữa, 1 bảng liệt kê các việc cần làm nếu thành công, 1 bảng liệt kê các việc cần làm nếu thất bại. Khi bạn liệt kê và đoán trước những việc như vậy thì khi gặp những hoàn cảnh như vậy bạn sẽ không quá bị sốc và có thể xử lý tình huống tốt hơn.

Ví dụ: Tôi sẽ lấy một ví dụ như sau:

  1. Lập bảng ra quyết định và chấm điểm

Tiếp tục làm việc

Nghỉ việc kinh doanh

Được

Mất

Được 

Mất

+3đ : Có lương để nuôi con và cha mẹ.

+1đ: có đám bạn tốt

-3đ: Công việc chán nản, tốn nhiều thời gian, không có thời gian lo cho gia đình.

- 3đ: Lương thấp

-1đ: Nhà xa

-3đ: Sếp tồi

-2đ: làm mãi không được thăng tiến

+3đ: tự do, thoải mái.

+1 đ: tự tin hơn

+3đ: có cơ hội đổi đời

+3đ: bớt stress

-3đ: mất tiền vốn

-2đ: có khi làm ăn thua lỗ.

Sau đó mình tính tổng điểm cột tiếp tục làm việc là -8đ.

Tổng điểm cột nghỉ việc kinh doanh là +5đ

Do đó mình đưa ra quyết định nghỉ việc để kinh doanh.

  1. Sau khi đưa ra được quyết định nghỉ việc kinh doanh mình sẽ lập 2 bảng dự đoán

NẾU MỌI VIỆC TIẾN TRIỂN

Ví dụ

Hành động

  • Bán lãi 500k/1 ngày

  • Làm việc vui vẻ

  • Làm người sếp tốt

  • Dành ra 100k/ngày (để nâng cấp quán), tiết kiệm 100k/ ngày, chi tiêu 300k.

  • Có nhiều thời gian cho gia đình

 

NẾU MỌI VIỆC TỒI TỆ

Ví dụ

Hành động

  • Mở ra không bán được

  • Nếu có trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, có bảo kê

  • Mở với quy mô nhỏ hơn

  • Đóng tiền bảo kê

 

Tìm hiểu thêm: Các bước xây dựng tính kỷ luật trong doanh nghiệp

Mình hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức, những kỹ năng để cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp hơn, nhất là kỹ năng ra quyết định.

>>Xem thêm :

5/5 (2 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN