Kỹ sư nhiệt lạnh - Ngành nghề đang hot trong khối kỹ thuật hiện nay

Kỹ sư nhiệt lạnh là một trong những ngành nghề đang được quan tâm trong khối ngành kỹ thuật. Cùng tìm hiểu về ngành kỹ sư nhiệt lạnh qua bài sau đây.

Kỹ sư nhiệt lạnh là một trong những ngành nghề đang được quan tâm trong khối ngành kỹ thuật. Để tìm hiểu cụ thể về công việc, cơ hội việc làm cũng như các yêu cầu đối với một kỹ sư chuyên ngành Nhiệt lạnh, hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

Kỹ sư nhiệt lạnh là gì?

Công việc của một kỹ sư nhiệt lạnh

Ngành Kỹ thuật nhiệt lạnh là một chuyên ngành kỹ thuật đào tạo về hệ thống thiết bị sử dụng nguyên lý ứng dụng nhiệt, lạnh để áp dụng vào thiết kế và vận hành các thiết bị, máy móc này vào phục vụ nhu cầu sản xuất. Ngành này chia làm hai mảng chính: Nhiệt nóng và nhiệt lạnh. Sinh viên sau khi hoàn thành điều kiện học tập, được cấp bằng kỹ sư nhiệt lạnh có thể tham gia làm việc theo một trong hai mảng nêu trên. 

Đối với nhiệt nóng, công việc có thể liên quan đến hệ thống các loại thiết bị máy sấy, lò hơi, được tham gia làm việc tại các cơ sở, nhà máy nhiệt điện, dầu khí hoặc các cơ sở sản xuất có ứng dụng hệ thống điện nhiệt. Đối với mảng nhiệt lạnh, công việc được chia thành hai lĩnh vực nhỏ là nhiệt lạnh công nghiệp: đảm nhiệm quản lý hệ thống kho lạnh, kho lưu trữ, cấp đông trong các nhà máy sản xuất hoặc nhiệt lạnh dân dụng: đảm nhiệm hệ thống thiết bị điện lạnh, phổ biến là hệ thống điều hòa không khí được sử dụng trong các cơ sở, các tòa nhà,…

Công việc của các kỹ sư nhiệt lạnh sẽ tương ứng với chuyên ngành, lĩnh vực mà họ lựa chọn. Khối lượng công việc xoay quanh những đề xuất phương án hoàn thiện thiết kế, lựa chọn thiết kế tối ưu, tham gia vận hành và quản lý vận hành các hệ thống ứng dụng nhiệt lạnh. Kỹ sư nhiệt lạnh là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động cũng như đảm bảo hoạt động liên tục, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống các thiết bị nhiệt lạnh trong cơ sở sản xuất nhằm đảm bảo phục vụ hiệu quả quá trình sản xuất.

Tham khảo thêm: Các loại kỹ sư - Có nên học ngành học kỹ sư hay không?

Điều kiện để có thể trở thành một kỹ sư nhiệt lạnh giỏi trong nghề

Tương tự như các ngành kỹ thuật khác, để có thể có bước tiến trong nghề và đạt được những thành quả cao, kỹ sư nhiệt lạnh ngay từ giai đoạn học tập phải đảm bảo nắm bắt tốt các kiến thức chuyên môn, am hiểu và thành thạo các phương thức thực hành, công cụ nghề nghiệp, đặc biệt là vận dụng tốt các phần mềm chuyên ngành như Autocad, Matlab, Visual Basic,…phục vụ trong thiết kế. 

Bên cạnh đó, kỹ sư chuyên ngành nhiệt lạnh phải có các kỹ năng cần thiết trong nghề, đó là kỹ năng ứng dụng nguyên lý, kiến thức vào thực tiễn, kỹ năng phân tích và xử lý số liệu thực tiễn nhằm đánh giá kết quả thực nghiệm dự án, kỹ năng sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ nghề nghiệp như các trang thiết bị, máy móc tân tiến, hiện đại, kỹ năng thiết kế cũng như quản lý, giám sát chặt chẽ quá trình thi công, hoàn thiện sản phẩm, kỹ năng tính toán và lường trước vấn đề nhằm có phương án giải quyết khi phát hiện sai sót trong toàn bộ hệ thống và kỹ năng nghiên cứu, phân tích để ngày càng cải tiến, nâng cao hiệu quả, chất lượng hệ thống thiết bị để đạt hiệu suất tốt hơn.

Ngoài ra, các kỹ sư nhiệt lạnh cũng cần đảm bảo cho mình nguồn năng lượng, sức khỏe tốt để có thể đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau trong toàn bộ quá trình vận hành hệ thống thiết bị và theo sát từng hoạt động của các loại máy móc.

Cơ hội làm việc của nghề kỹ sư nhiệt lạnh

Nghề kỹ sư nhiệt lạnh nằm trong khối ngành kỹ thuật – công nghệ, vốn là một nhóm ngành mang lại mức thu nhập hấp dẫn và cơ hội việc làm rộng mở. Tại Việt Nam, kỹ sư nhiệt lạnh vẫn đang là một ngành nghề hot với nhu cầu tuyển dụng khá cao. Trong thời gian tới, với sự tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ, ngành công nghiệp phát triển, cơ hội việc làm của ngành nghề này cũng hứa hẹn sẽ có bước nhảy vọt đáng kể.

Ngoài ra, đáng chú ý hơn cả là cơ hội làm việc ở nước ngoài dành cho các kỹ sư lành nghề và có kinh nghiệm nhất định. Tại Nhật Bản, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư nhiệt lạnh vẫn không ngừng tăng cao. Đây chính là cơ hội mang lại mức thu nhập hấp dẫn đối với thị trường nhân lực trong ngành.

Tham khảo thêm: Việc làm kỹ thuật và cơ hội việc làm của sinh viên mới ra trường

Các thông tin trong bài viết đã giúp các bạn có được hiểu biết cơ bản về nghề kỹ sư nhiệt lạnh. Chúc các bạn có thể tìm được ngành nghề phù hợp và với những ai đam mê theo đuổi nghề kỹ sư nhiệt lạnh sẽ sớm định hướng được sự nghiệp của mình.

>>Xem thêm :

5/5 (2 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN