Một số điều cần phải biết về Android và lập trình Android

Thế nào là lập trình android, thị phần của lập trình android, những tầng ứng dụng của nó,… là những câu hỏi mà mình thường xuyên gặp nhất. Hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu kĩ hơn nhé!

Thế nào là lập trình android, thị phần của lập trình android, những tầng ứng dụng của nó,… là những câu hỏi mà mình thường xuyên gặp nhất. Hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu kĩ hơn nhé!

Hệ điều hành android hiện đang chiếm 81% thị trường thiết bị di động hiện nay, nhu cầu sử dụng ứng dụng di động ngày càng cao, do đó nhu cầu về lập trình cũng tăng mạnh. Để bắt đầu làm việc với Android, bạn cần có kiến thức cơ bản về Java bao gồm:

- Kiểu dữ liệu String

- Sử dụng dữ liệu String Bullet

- Kỹ thuật xử lý chuỗi

- Regular Expression

- Kiểm tra sự hợp lệ của dữ liệu với Regular Expression

- Kỹ thuật tìm kiếm và thay thế chuỗi

- Kỹ thuật bóc tách chuỗi

- Ứng dụng chuẩn hóa chuỗi

- Ứng dụng chuyển số thành chữ

- Tình huống thực hành có đáp án

- Xây dựng ứng dụng BookStore V4

Những bạn nào còn chưa tự tin hoặc chưa biết về lập trình Java thì trước khi bắt đầu học lập trình Android hãy củng cố và bổ sung kiến trước về lập trình Java trước nhé!!!

Lập trình Android

Đôi điều cơ bản về Android:

Android là một hệ điều hành mảng nguồn mở dựa trên Linux thành cho thiết bị di động nói chung bao gồm: điện thoại, máy tính bảng, đồng hồ thông minh, máy nghe nhạc. Có nghĩa Android không giới hạn trong phạm vi một hệ điều hành trên điện thoại, nó còn có thể được nhà sản xuất cài đặt thậm chí là trên ô tô.

Android cũng không phải là một thiết bị hay sản phẩm cụ thể, là một hệ điều hành dựa trên nguồn mảng mở Linux. Android là một chương trình, một thương hiệu của Google, nó có khả năng tùy biến rất cao.

Trong một ứng dụng Android, chúng ta thường thấy xuất hiện các thành phần: Activities, Itents, Services, Content Provider, Broadcast, Receivers, Widgets, Notifications.

Gói ứng dụng Android (Android Application package), đây chính là tập tin có phần mở rộng *.apk. Tập tin này được cài đặt trên máy ảo hoặc máy thật, và sau này khi chúng ta xây dựng một ứng dụng android nào đó, chúng ta có thể đóng gói nó thành tập tin *.apk. Ta mang tập tin này chép vào điện thoại di động. Mở điện thoại, cài tập tin, và như vậy chúng ta có thể sử dụng ứng dụng chúng ta đã xây dựng.

Tìm hiểu thêm: Nghề lập trình viên 

Kiến trúc của hệ điều hành Android:

Về kiến trúc của hệ điều hành Android, đối với những bạn mới bắt đầu, mình chỉ tóm tắt các tầng của kiến trúc này lại cho các bạn dễ hiểu hơn. Rất đơn giản, Android gồm các tầng sau:

- Linux Kernel

- Libraries và Android runtime

- Application Framework

- Applications

Các phiên bản của Android:

Tính đến nay, Android đã có khá nhiều phiên bản với nhiều tên gọi khác nhau. Một số phiên bản hiện nay còn sử dụng như:

  • Android 4.0: Ice Cream Sandwich

  • Android 4.1: Jelly Bean

  • Android 4.2: Jelly Bean

  • Android 4.3: Jelly Bean

  • Android 4.4: Kit Kat

  • Android 5.0: Lollipop

  • Android 6.0: Marshmallow

  • Android 7.0: Nougat

Tìm hiểu thêm: Ngôn ngữ lập trình

Giới thiệu về Android Studio và Android SDK:

Để lập trình được android thì trước hết chúng ta cần có môi trường android. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Năm 2013, Google công bố với giới công nghệ ứng dụng Android Studio, một môi trường phát triển ứng dụng tích hợp dành riêng cho Android, mã nguồn mở, dựa trên IDE Java IntelliJ của hãng JetBrains. Android Studio chạy trên Windows, Mac và Linux.

  • Một số tính năng nổi bật:

  • Bộ công cụ build ứng dụng dựa trên Grandle

  • Chứng năng dò và sửa lỗi nha, hướng Android

  • Công cụ chỉnh sửa màn hình dạng kéo thả tiện lợi

  • Các wizard tích hợp nhằm giúp lập trình viên tạo ứng dụng từ mẫu có sẵn

  • Tích hợp Google Platform, dễ dàng tích hợp với Google Cloud Messaging và App Engine của Google

Và đi kèm với Android Studio là Android SDK. Nếu Android Studio là trình soạn thảo code thì Android SDK là bộ tổng hợp các công cụ để build app, các bản mẫu máy ảo Android cần thiết để làm ra một ứng dụng Android hoàn chỉnh.

Link download Android Studio: https://developer.android.com/studio

Tạm kết: Mình tin chắc rằng khi đọc hết bài viết này các bạn đã hiểu được phần nào lập trình android là gì, những vấn đề xung quanh android và lập trình android rồi. Chúc các bạn sớm xây dựng được ứng dụng riêng của bản thân và thành công hơn trên con đường bản thân đã chọn nhé!

>>Xem thêm :

5/5 (2 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN