Lương khoán là gì? Những điều bạn cần phải biết về lương khoán

Lương khoán là cách trả lương mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn và trở nên phổ biến ở nhiều ngành nghề. Sau đây là nội dung về lương khoán là gì để tham khảo.

Có rất nhiều cách để trả lương cho người lao động và lương khoán là một trong số đó. Lương khoán hiện nay rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu lương khoán là gì nhé. 

1. Lương khoán là gì? 

Lương khoán là khoản lương mà các chủ doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh, tổ chức sử dụng lao động trả cho người lao động (hoặc nhân viên chính thức) dựa trên chất lượng công việc, chất lượng sản phẩm hay số lượng sản phẩm đã được thỏa thuận trước.

Lương khoán là gì

Lương khoán thường được ưu tiên trả trong khoản thời gian ngắn định dựa trên quy định của pháp luật. Mức lương phải cao hơn hoặc bằng với mức lương tối thiểu đã đề ra.

Thường hình thức này được sử dụng trong một tiến trình hay dự án chứ không phải bài toán trong lâu dài. Nên người nhận lương khoán sẽ không cần phải nộp bảo hiểm.

Tìm hiểu thêm: Hóa thạch là gì?

2. Lương khoán trong một số lĩnh vực

Có thể lương khoán được sử dụng trong các doanh nghiệp khi họ trả lương cho nhân viên. Tuy nhiên, lương khoán đặc biệt phổ biến trong ngành dịch vụ như nhà hàng, khách sạn… hoặc các công trình xây dựng.

Những ngày lễ, ngày tết các nhà hàng, khách sạn đón tiếp lượng khác rất đông mà vốn dĩ nhân lực thường ngày của họ không đủ để phục vụ khách hàng. Để có giải quyết vấn đề này, người chủ hay quản lý thường khoán nhân sự ngoài trong một thời gian nhất định và khi họ hoàn thành xong công việc thì trả tiền cho họ.

Hình thức khoán này vừa nhanh vừa thuận tiện. Bởi thực chất, những nhân viên được thuê trong thời gian này không phải là đối tượng gắn bó lâu dài với nhà hàng, khách sạn. Trong tình huống đó, phía nhà hàng, khách sạn cũng không thể tuyển dụng được số lượng lớn nhân viên và bắt đầu đào tạo họ, điều này vừa tốn thời gian, tốn công sức lại không cần thiết. 

Tiếp theo, hình thức ta cũng thường thấy là trong các công trình thi công, xây dựng có rất nhiều công nhân được thuê dưới dạng nhận lương khoán.

Ví dụ: Phụ hồ, đánh vữa, vận chuyển sắt, nhôm, cát, xi măng…

Vì thực ra, những công việc này chỉ diễn ra trong các khâu thi công nhất định không phải là công việc ổn định, lâu dài và ai có sức khoẻ lao động đều có thể làm được, không đòi hỏi quá nhiều.

Hoặc ở vùng nông thôn, những năm về trước, khi chưa vận dụng các trang thiết bị máy móc hiện đại như máy cày, máy cấy, máy cắt… vào sản xuất nông nghiệp Các hộ gia đình đến ngày mùa vẫn đi khoán, đi mướn người để thực hiện các công đoạn trên bằng phương pháp thủ công.

Mức lương khoán được cả hai bên khoán và được khoán và có con số cụ thể. Tuy nhiên, về sau mức lương vẫn có thể thay đổi. Vì lương khoán được trả trên mức độ hoàn thành và chất lượng của công việc hay sản phẩm. Nếu như người phục vụ họ làm không tốt hay làm được nửa công việc thì bỏ ngang thì chắc chắn mức lương của họ sẽ không phải là con số ban đầu.

3. Những cách tính lương khác ngoài lương khoán

Ngoài việc trả lương bằng hình thức lương khoán, người ta cũng thường sử dụng:

Những cách tính lương khác ngoài lương khoán

- Trả lương hàng tháng

Điều này được thấy ở hầu hết các loại hình tổ chức kinh doanh khi họ trả lương cho nhân viên của mình. Tất nhiên những nhân viên này là nhân viên chính thức của công ty, đã được đào tạo và có quyền tham gia đóng bảo hiểm.

Mức lương này có thể được trả theo số giờ làm việc hoặc tính lương cứng cộng thêm thưởng, phụ cấp, KPI…

- Trả lương theo doanh thu

Tức là nhân viên nhận lương theo phần tỉ lệ phần trăm doanh thu đạt được.

Nếu doanh thu thấp, mức lương nhận lại sẽ thấp. Ngược lại, nếu doanh thu cao thì mức lương nhận lại cũng sẽ cao.

Theo cách thức này, có thể người lao động không nhận được khoảng tiền lương ổn định nhưng lại có thể thúc đẩy, kích thích họ cố gắng và nỗ lực hơn trong công việc.

Tìm hiểu thêm: Mức lương của kỹ sư ô tô hiện nay

Bài viết trên đây là một số chia sẻ về lương khoán là gì và được sử dụng như thế nào trong những lĩnh vực khác nhau. Mong rằng bạn đọc có thể tham khảo và nắm bắt được những thông tin hữu ích để có thể hiểu hơn về lương khoán. 

>>Xem thêm :

5/5 (2 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN