Học cách trình bày mẫu sơ yếu lý lịch Đảng viên đúng quy chuẩn

Mẫu sơ yếu lý lịch Đảng viên vốn là giấy tờ quan trọng trong thủ tục dành cho cá nhân xin vào Đảng. Chính vì thế bạn càng không thể thiếu sự đầu tư khi đặt bút kê khai thông tin trong bản lý lịch này. Nếu như đang chuẩn bị thủ tục để được bước vào hàng ngũ Đảng viên thì bạn hãy cập nhật ngay cách viết sơ yếu lý lịch Đảng viên theo những chia sẻ ở bài viết bên dưới đây.

1. Sơ yếu lý lịch Đảng viên là gì?

Đảng Cộng Sản Việt Nam chính là một tổ chức Đảng hoạt động duy nhất ở nước ta. Nơi đây có sự hội tụ của những người con đất Việt ưu tú nhất, xuất sắc trên mọi phương diện từ con người đến trình độ tri thức, phẩm chất đạo đức và có chung một vẻ đẹp đó chính là tấm lòng yêu nước sâu nặng. Sứ mệnh đặt trên vai họ rất cao cả cho nên quá trình chọn lọc người xứng đáng với hai chữ "Đảng viên" vô cùng nghiêm ngặt và kỹ càng.

Bạn có biết sơ yếu lý lịch Đảng viên là gì?
Bạn có biết sơ yếu lý lịch Đảng viên là gì?

Muốn được xin vào hoạt động trong tổ chức Đảng, là một Đảng viên gánh vác trên vai sứ mệnh cao cả của dân tộc thì bạn sẽ phải gửi đến cơ quan phụ trách mẫu sơ yếu lý lịch Đảng viên hoàn hảo. Vì sao vậy?

Bởi mẫu văn bản này chính là một tờ khai các thông tin của người xin vào Đảng một cách chi tiết nhất, chính xác nhất. Những thông tin đó bao gồm tiểu sử bản thân, thông tin về quá trình hoạt động, tiểu sử nhân thân, các mối quan hệ thân thiết.

Tìm hiểu thêm: Mẫu Sơ yếu lý lịch làm chứng chỉ hành nghề

2. Hướng dẫn viết sơ yếu lý lịch đảng viên chi tiết nhất

2.1. Yêu cầu cơ bản khi viết sơ yếu lý lịch của người xin vào Đảng

Trước khi viết lý lịch Đảng viên, bạn hãy đảm bảo sẽ trình bày mẫu sơ yếu theo ba yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, cần viết chính xác, đầy đủ mọi thông tin liên quan đến bản thân. Với mọi chi tiết được đưa ra bạn đều phải cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm. Không được phép nhờ vả bất kỳ ai, dù cho đó là người thân ruột thịt của bạn viết hộ bản sơ yếu xin vào Đảng. Đồng thời trong quá trình viết cũng không được gạch xóa dẫn đến mẫu giấy tờ thiếu tính chuyên nghiệp.

Thứ hai, người xin vào Đảng phải viết đúng các quy chuẩn theo quy định vốn có. Chẳng hạn như tên bạn cần được viết đầy đủ theo giấy tờ tùy thân và viết dạng in hoa có dấu đầy đủ.

Thứ ba, các nội dung yêu cầu trong mẫu sơ yếu lý lịch Đảng viên sẽ được điền nội dung đầy đủ, sau đó xin dấu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trước khi đem nộp.

Yêu cầu cơ bản dành cho mẫu sơ yếu lý lịch của Đảng viên
Yêu cầu cơ bản dành cho mẫu sơ yếu lý lịch của Đảng viên

2.2. Điền nội dung thông tin chi tiết cho mẫu sơ yếu lý lịch Đảng viên

2.2.1. Điền nội dung lý lịch Đảng viên phần Thông tin cơ bản

Bạn hãy nhớ rằng, với bản lý lịch Đảng viên chỉ cần điền nội dung vào các mục có sẵn theo yêu cầu. tưởng chừng rất dễ dàng thực hiện thế nhưng thực chất lại có những mục trong đó rất dễ gây hiểu sai dẫn đến viết không chuẩn nội dung. Vậy thì hãy lần lượt xem lại cách ghi cho từng mục thông tin cá nhân qua hướng dẫn dưới đây.

Điền tên: sẽ có hai phần bạn cần phải điền tên đó là dòng Họ và tên đang dùng, Họ và tên khai sinh. Thực chất, cách ghi của hai phần này không có gì khác nhau. Bạn sẽ phải ghi đúng và đầy đủ họ tên theo giấy khai sinh. Cũng liên quan đến tên gọi, trong bản sơ yếu có mục Bí danh, đây là phần chúng ta có thể thoải mái ghi vào những bí danh của bản thân nếu có mà không sợ bị sai sót hay thắc mắc không biết có được trình bày hay không.

Nội dung trong sơ yếu lý lịch của Đảng viên
Nội dung trong sơ yếu lý lịch của Đảng viên

Nơi sinh, Quê quán, Nơi cư trú là ba phần tiếp theo có trong phần Thông tin cá nhân. Cùng trình bày địa chỉ nhưng cách trình bày ắt hẳn phải có những điểm khác biệt thì mới có sự rạch ròi bạn cần phải viết cho cả ba phần. Khám phá ngay cách viết của từng phần ngay nhé.

Với mục Nơi sinh, ứng viên sẽ ghi theo địa chỉ nơi cấp giấy khai sinh từ cấp xã phường trở lên. Mục Quê quán thì trình bày giống với quê quán được ghi ở trong giấy khai sinh. Nếu ở diện đặc biệt thì bạn có thể ghi quê của mẹ hoặc quê của người đã nuôi dưỡng bạn.

Chuyển sang mục Nơi cư trú, có hai phần nhỏ trong đó cần được hoàn thiện đó là Nơi tạm trú và Nơi thường trú. Khác biệt như thế nào giữa hai thông tin địa chỉ này?

Nơi thường trú sẽ ghi địa chỉ đã được đăng ký hộ khẩu thường trú còn Nơi cư trú là nơi bạn đang ở để phục vụ cho các mục đích học tập, làm việc và đó không phải là nơi bạn có đăng ký hộ khẩu.

Cách viết sơ yếu lý lịch của người xin kết nạp Đảng
Cách viết sơ yếu lý lịch của người xin kết nạp Đảng

2.2.2. Thông tin về trình độ trong sơ yếu lý lịch Đảng viên

Có ba mức trình độ được đưa ra trong bản sơ yếu để bạn điền nội dung. Quan trọng nhất là bạn có biết cách điền đúng yêu cầu của từng mục?

Nếu còn đắn đo chưa chắc chắn thì cứ thực hiện theo như sự chỉ dẫn này:

- Trình độ giáo dục phổ thông: hãy viết rõ ràng bạn đã học xong ở lớp mấy, hệ tốt nghiệp là hệ nào (hệ 10 năm, hệ 12 năm?)

- Trình độ giáo dục nghề nghiệp: phần này tính cả trình độ trung cấp chuyên nghiệp. Bạn hãy ghi dựa vào bằng cấp, chứng chỉ được cấp.

- Trình độ giáo dục đại học, sau đại học: ghi thông tin theo các văn bằng và cụ thể nội dung về chuyên ngành - hình thức đào tạo.

Cách viết đúng quy chuẩn đối với mẫu sơ yếu lý lịch dành cho Đảng viên
Cách viết đúng quy chuẩn đối với mẫu sơ yếu lý lịch dành cho Đảng viên

2.2.3. Quá trình hoạt động của bản thân

Phần này cũng là một trong những nội dung khiến cho nhiều người gặp khó khăn khi khai nội dung trong sơ yếu lý lịch Đảng viên. Bạn sẽ viết quá trình của bản thân bắt đầu từ đâu, tính ở dấu mốc nào?

Có thể tóm tắt bắt đầu từ hoạt động ở thời niên thiếu cho đến khi bạn đã bắt đầu tham gia các công tác xã hội. Bên cạnh đó, trình bày chi tiết những chức vụ đã từng nắm giữ, các đặc diểm về mặt lịch sử của bản thân mình như chức sắc trong tôn giáo, lý do vì sao không sinh hoạt Đảng trước đó hoặc bị gián đoạn quá trình sinh hoạt, có từng tham gia vào các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội nào,...

2.2.4. Thành phần gia đình trong lý lịch Đảng viên

Cùng với các thông tin thuộc về chính bản thân người kê khai thì nội dung liên quan đến nhân thân cũng rất quan trọng và không thể thiếu trong bản Sơ yếu lý lịch này. Người ghi lý lịch sẽ điền đầy đủ thông tin của những người thân ruột già trong gia đình một cách chi tiết nhất. Một vài nội dung kê khai về họ bao gồm: Họ tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, nơi làm việc, thành phần giai cấp, lịch sử chính trị. Từng người đều trình bày rõ các mục đó.

Tìm hiểu thêm: Cách trình bày thông tin bản sơ yếu lý lịch tự thuật

Trình bày nội dung trong sơ yếu lý lịch của người xin vào Đảng cần lưu ý gì?
Trình bày nội dung trong sơ yếu lý lịch của người xin vào Đảng cần lưu ý gì?

Như vậy, trên đây là một vài lưu ý, bí quyết hướng dẫn bạn khai lý lịch đảng viên mới nhất. Bạn hãy áp dụng từng mục đã chia sẻ vì đó cũng là những mục thường làm khó chúng ta. Qua đó, chúng tôi hứa hẹn bạn sẽ sớm hoàn thành mẫu sơ yếu lý lịch Đảng viên thật chuẩn chỉnh, chuyên nghiệp và thuyết phục cơ quan có thẩm quyền.

5/5 (2 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN