Sự ra đời của các toà nhà khiến cho nhu cầu tuyển dụng vị trí nhân viên kỹ thuật tòa nhà không ngừng gia tăng. Nắm bắt được cơ hội phát triển của việc làm nhưng bạn lại chưa hiểu rõ về công việc này. Vậy đừng bỏ qua bản mô tả công việc kỹ thuật toà nhà cùng với những thông tin hữu ích xoay quanh để chuẩn bị cho mình hành trang vững chắc nhất bạn nhé.
Mặc dù là công việc khá quen thuộc nhưng có nhiều người vẫn tỏ ra thắc mắc vì không biết rõ chính xác vị trí kỹ thuật tòa nhà là gì? Nếu vậy hãy cùng vieclamkythuat123.com tìm kiếm định nghĩa chính xác nhất về công việc này nhé.
Nhân viên kỹ thuật tòa nhà chính là những người nắm giữ vai trò bảo trì cho tòa nhà được phân công. Họ thực hiện xử lý sự cố phát sinh nhằm mục đích bảo vệ sự an toàn cho con người hay các hoạt động diễn ra trong tòa nhà.
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng kỹ thuật tòa nhà gia tăng nhanh chóng song không vì thế mà bạn dễ dàng lọt vào tầm ngắm của nhà tuyển dụng khi không có điểm gì nổi bật. Để gia tăng cơ hội, nhất là những ứng viên chưa có kinh nghiệm, hãy nắm rõ thông tin về bản mô tả công việc kỹ thuật tòa nhà theo chia sẻ dưới đây nhé.
Tham khảo thêm: Kỹ thuật xây dựng
Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật tòa nhà sẽ phải thực hiện thêm một số đầu việc theo sự phân công của cấp trên. Tất nhiên những đầu việc này sẽ nằm trong phạm vi trình độ và khả năng đáp ứng của họ. Chi tiết công việc của kỹ thuật tòa nhà cụ thể như thế nào cùng theo dõi nhé.
Có thể nói, công tác kiểm tra, sửa chữa hay bảo dưỡng tòa nhà chính là nhiệm vụ chính của kỹ thuật toà nhà, thế nhưng để đáp ứng và hoàn thành tốt thì họ cần phải tiến hành lập kế hoạch thật chi tiết.
Trước khi thực hiện nhiệm vụ nào đó, kỹ thuật tòa nhà sẽ tiếp nhận yêu cầu công việc từ cấp trên hoặc Ban quản lý tòa nhà. Sau đó tiến hành lên lịch trình cụ thể về việc sửa chữa để đảm bảo thời gian cũng như đáp ứng các đầu việc một cách tối đa, hiệu quả nhất.
Trong kế hoạch được thiết lập, cần ghi rõ các đầu việc, tương ứng với đó là những thông tin như thời gian ngày giờ thực hiện, cách thức thực hiện như thế nào và những dụng cụ nào cần chuẩn bị,...
Khi có kế hoạch cụ thể, kỹ thuật tòa nhà sẽ tiến hành thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đó là kiểm tra, sửa chữa hoặc bảo dưỡng tòa nhà. Trong đó với mỗi sự cố cần được kiểm tra kỹ lưỡng, sau đó nhận định vấn đề cụ thể và nêu ra phương hướng khắc phục.
Với những lỗi nặng và mang tính cấp bách, kỹ thuật tòa nhà cũng phải tiến hành xử lý nhanh nhạy và kịp thời, tránh gây tổn hại nặng nề về con người cũng như tài sản của người dân sinh sống.
Định kỳ, kỹ thuật tòa nhà sẽ phải tiến hành kiểm tra và bảo trì hệ thống sưởi ấm, hệ thống nước để đảm bảo chúng luôn trong tình trạng ổn định, không làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân sinh sống bên trong tòa nhà.
Chưa hết, kỹ thuật tòa nhà cũng phải kiểm tra thường xuyên các thiết bị vệ sinh hoặc hệ thống phục vụ cho cả tòa nhà để chắc chắn rằng chúng vẫn được hoạt động ổn định. Nếu phát hiện có vấn đề thì cần tiến hành sửa chữa và báo cáo lên cấp trên về việc này.
Ngoài khu vực bên trong, kỹ thuật tòa nhà cũng phải tiến hành các nhiệm vụ như kiểm tra, sửa chữa hay bảo trì các hệ thống được lắp đặt trong khuôn viên chung bao gồm cảnh quan, phần sơn và mộc,...
Luôn duy trì quy trình an toàn trong khi thực hiện nhiệm vụ, việc tuân thủ đúng quy trình an toàn lao động vừa là để bảo vệ bản thân vừa là để bảo vệ dân cư sinh sống trong tòa nhà.
Trong trường hợp không may xảy ra sự cố như hoả hoạn, cháy nổ nguy hiểm, kỹ thuật tòa nhà có trách nhiệm thông báo và di tản người trong nhà để đảm bảo sự an toàn tối đa nhất trong toà nhà được phân công.
Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật tòa nhà sẽ phụ trách việc quản lý ngân sách cho bộ phận của mình. Có nghĩa là trong quá trình thực hiện công việc, sẽ có những phát sinh liên quan cần mua mới, sửa chữa. Kỹ thuật tòa nhà sẽ tự cân đối chi tiêu sao cho phù hợp nhất.
Tham khảo thêm: Những phần mềm vẽ kỹ thuật trên điện thoại dành cho kiến trúc sư
Để trở thành một nhân viên kỹ thuật tòa nhà chuyên nghiệp, các ứng viên cần đáp ứng một số yêu cầu cũng như điều kiện về kỹ năng sau đây:
Bởi tính chất công việc không hề đơn giản cho nên khi tuyển dụng, các chủ đầu tư luôn mong muốn đưa ra những yêu cầu khắt khe để tìm được những ứng viên có năng lực thực sự.
Cụ thể, bạn phải tốt nghiệp hệ trung cấp hoặc cao đẳng trở lên với các chuyên ngành liên quan. Đồng thời phải có chứng chỉ về HVAC, chứng chỉ công nghệ bảo trì tòa nhà,...
Bạn phải là ứng viên có 2 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương thì mới đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng từ phía ban quản lý tòa nhà. Như vậy, rõ ràng đây không phải là công việc dành cho những ứng viên mới ra trường, cho nên nếu không thuộc đối tượng phù hợp thì bạn có thể tìm kiếm một việc làm khác để thay thế hoặc tham gia công tác để tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân mình nhé.
Ngoài những yêu cầu về chuyên môn, kỹ thuật tòa nhà cũng là vị trí đòi hỏi người làm sở hữu nhiều kỹ năng mới phù hợp. Khi sở hữu những kỹ năng này, công việc của bạn không những diễn ra thuận lợi hơn mà cơ hội thăng tiến cũng cao hơn.
Vậy bạn có biết những kỹ năng dành cho kỹ thuật tòa nhà là gì?
- Có kiến thức chuyên sâu về thuỷ lực cũng như hệ thống điện nước: Hầu hết các vấn đề phát sinh trong tòa nhà thường liên quan tới điện và nước. Chính vì thế buộc nhân viên kỹ thuật tòa nhà phải am hiểu về 2 lĩnh vực này mới có thể phát hiện đúng vấn đề và kịp thời sửa chữa.
- Có hiểu biết về quy trình cũng như kỹ thuật bảo trì: Sở hữu kỹ năng bảo trì giúp nhân viên kỹ thuật xác định rõ đâu là vấn đề nghiêm trọng hơn. Từ đó ưu tiên sửa chữa, bảo dưỡng những sự cố nghiêm trọng trước để giảm thiểu những hạn chế đến người dân sinh sống bên trong.
- Nhân viên kỹ thuật tòa nhà cần có sức khoẻ tốt: Đây là yêu cầu bắt buộc và người ứng tuyển sẽ phải chứng minh bằng một mẫu giấy khám sức khỏe với đánh giá đạt yêu cầu của bác sĩ.
Do đặc thù công việc, nhân viên kỹ thuật tòa nhà có thể phải làm việc vào những khung giờ không cố định chẳng hạn như ban đêm hay ngày nghỉ lễ, ngày cuối tuần,...Vậy nên bạn cần sở hữu một sức khỏe tốt để có thể đảm bảo công việc luôn diễn ra bình thường và ổn định.
- Nhân viên kỹ thuật tòa nhà cần có khả năng tổ chức: Khi kỹ năng tổ chức công việc tốt, nhân viên kỹ thuật tòa nhà mới có thể giải quyết các đầu việc theo trình tự hợp lý.
Về cơ bản, với những ngành nghề đòi hỏi tính phức tạp và trình độ cao thường sẽ nhận về mức lương xứng đáng. Trong đó, kỹ thuật tòa nhà là vị trí được đánh giá là có mức lương cao, thu nhập hấp dẫn so với mặt bằng chung hiện nay.
Theo khảo sát thực tế, các nhân viên kỹ thuật tòa nhà chuyên nghiệp thường nhận về thu nhập dao động từ 7 - 10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào từng tính chất công việc, hình thức, năng lực cũng như kinh nghiệm của người lao động mà mức thu nhập này có thể được thay đổi.
Tham khảo thêm: Bản vẽ kĩ thuật là gì?
Với bản mô tả công việc kỹ thuật toà nhà mà vieclamkythuat123.com vừa chia sẻ, hy vọng các ứng viên quan tâm tới việc làm này sẽ nhanh chóng tìm cho mình một đơn vị phù hợp.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN