Ngành kỹ thuật điện tử truyền thông là gì? Có nên theo học?

Ứng dụng to lớn của ngành kỹ thuật điện tử truyền thông đã lôi kéo về rất nhiều sự quan tâm của mọi người, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ. Đây là một ngành để học, cũng là một ngành để ra nghề và phát triển sự nghiệp đầy tiềm năng. Chính bởi vậy mà ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, bạn có quan tâm đến ngành nghề này thì hãy đi tìm ngay đáp án ngành kỹ thuật điện tử truyền thông là gì. Bài viết dưới đây sẽ trở thành cẩm nang vô cùng hữu ích dành cho bạn.

1. Ngành kỹ thuật điện tử truyền thông là gì?

Theo các chuyên gia nhận định về nhu cầu nhân lực thông qua nhiều cuộc nghiên cứu và phân tích thì ngành kỹ thuật điện tử viễn thông được xếp vào top ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân lực lớn. Dựa vào nguồn thông tin phân tích thị trường lao động tại thành phố Hồ Chí Minh thì nhu cầu nhân lực của toàn nhóm ngành kỹ thuật có khả năng đạt tới con số 16 ngàn lao động tính trên đơn vị mỗi năm.

Ngành kỹ thuật điện tử truyền thông là gì
Ngành học Kỹ thuật điện tử - truyền thông và những thông tin cần biết

Vậy thì cơ hội việc làm của bạn là rất lớn nếu như muốn theo đuổi ngành nghề này. Tuy nhiên, bạn cũng cần có sự chuẩn bị tốt nhất mọi điều kiện để có thể thuận lợi bước chân vào nghề. Bắt đầu từ những khám phá cơ bản để hiểu ngành kỹ thuật điện tử - truyền thông có nghĩa là gì để có được nền tảng quan trọng phục vụ cho quá trình tiếp cận ngành nghề này hiệu quả.

Ngành Kỹ thuật Điện tử - Truyền thông chính là ngành ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới để nhằm mục đích tạo thành công hai loại thiết bị là thiết bị điện tử và truyền thông. Những đồ dùng quen thuộc như điện thoại, tivi, máy tính, hệ thống nhúng, mạch điều khiển, ... chính là những sản phẩm được sản xuất ra bởi ngành này.

Mục đích của ngành nghề hướng về ba giá trị cốt lõi. Đó là: tạo dựng được một hệ thống liên lạc trên phạm vi toàn cầu để phục vụ cho quá trình trao đổi thông tin dễ dàng, chính xác. Tiếp theo là tạo ra những hệ thống có tính tự động để kết nối con người với máy móc một cách thân thiện. Thứ ba, sản phẩm của ngành cũng đem tới một hệ thống điều khiển, giám sát thiết bị hiệu quả.

Khám phá thông tin về ngành kỹ thuật điện tử truyền thông
Khám phá thông tin về ngành kỹ thuật điện tử truyền thông

Nhìn chung, dựa vào định nghĩa ngành kỹ thuật điện tử truyền thông là gì, vai trò của ngành này là bắt buộc không thể thiếu. Vì vậy, hệ thống giáo dục đã đưa ngành vào chương trình đào tạo, trở thành một chuyên ngành quan trọng với các bộ môn chuyên sâu, đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành “hạt giống” tốt của nguồn lực mà xã hội cần để phục vụ cho ngành kỹ thuật điện tử - truyền thông trong thực tiễn.

Để hiểu về ngành học này một cách sâu sắc, bạn hãy đọc tiếp thông tin bên dưới.

Tìm hiểu thêm: Kỹ thuật công nghệ là gì?

2. Ngành kỹ thuật điện tử truyền thông đào tạo những chương trình gì?

Ngành học này đào tạo kiến thức chuyên môn ở các lĩnh vực chế tạo, thiết kế, bảo trì và vận hành thiết bị truyền thông, khai thác, ...

Nhiều trường đào tạo kiến thức chuyên ngành từ cơ bản tới nâng cao ở mảng truyền thông và điện tử. Giúp sinh viên có được cơ hội tiếp cận với những công nghệ hiện đại như xử lý số tín hiệu, truyền số liệu, mạch điện tử, truyền dẫn quang, ...

Sinh viên được rèn luyện để hình thành tác phong chủ động trong việc nắm bắt kỹ thuật công nghệ tân tiến trong hệ thống mạng truyền thông. Ngoài ra, người học cũng được hình thành kỹ năng xây dựng, thiết kế, khai thác, sử dụng và bảo trì thiết bị.

Ngành kỹ thuật diện tử truyền thông đào tạo những môn gì
Ngành kỹ thuật điện tử truyền thông đào tạo những môn gì?

Những môn học chuyên ngành đặc trưng được đào tạo bao gồm:

-  Vi điều khiển – Vi xử lý

- Thông tin viba vệ tinh – Hệ thống viễn thông

- Học phần kỹ thuật về truyền thanh - truyền hình

- Hệ thống về thông tin trong mảng công nghiệp

- Kỹ thuật siêu cao tần & ăng-ten

- ...

Ngoài lý thuyết, để trở thành một kỹ sư điện tử - truyền thông giỏi giang và có việc làm sau khi ra trường thì trong chương trình đào tạo chuyên ngành này cũng bao gồm hoạt động thực hành. Hầu hết các trường đào tạo ngành nghề này đều tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên tham gia thực hành hiệu quả, được trải nghiệm đem những kiến thức đã học đi vào thực tế doanh nghiệp.

Đây chính là lợi thế lớn mà sinh viên nhận được khi theo học ngành Kỹ thuật điện tử truyền thông tại các ngôi trường uy tín.

Tìm hiểu thêm: Vi mạch điện tử là gì? Thắc mắc cần lời giải đáp về vi mạch

3. Làm gì sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật điện tử truyền thông?

Những vị trí hấp dẫn sau tốt nghiệp ngành kỹ thuật điện tử truyền thông
Những vị trí hấp dẫn sau tốt nghiệp ngành kỹ thuật điện tử truyền thông

Những chuyên gia kinh tế thống kê được số liệu cụ thể như sau về ngành đào tạo này. Hiện ngành nằm trong top 10 những ngành nghề có nhu cầu nguồn lực cao và có xu hướng tăng cao qua các năm. Khối lượng việc làm trong lĩnh vực này cũng tăng cấp theo tỉ lệ thuận với nhu cầu tuyển dụng. Có thể thấy, giá trị của việc làm trong ngành này khá hot, do đó đây cũng là lĩnh vực hứa hẹn mang đến cho bạn mức lương vô cùng hấp dẫn. Người ta tính toán được rằng so với mặt bằng chung thì lĩnh vực đang được bàn luận có mức thu nhập cao hơn. Một số vị trí quan trọng có thu nhập ổn định bao gồm: Chuyên viên tư vấn, nhân viên thiết kế, nhân viên điều hành, vận hành kỹ thuật làm ở những tập đoàn truyền thông, viễn thông, công nghệ, công ty tư vấn và thiết kế mạng truyền thông, công ty thiết kế vi mạch, ...

4. Tố chất quan trọng để theo học ngành Kỹ thuật điện tử - Viễn thông thành công

Ngành học này đòi hỏi người học đáp ứng nhiều yêu cầu, trong đó, tố chất là yếu tố then chốt, quyết định sự theo đuổi sự nghiệp học hành của bạn có thành công hay không. Vậy nếu muốn học ngành này, bạn cần có tố chất gì?

4.1. Tư duy logic

Ngay từ những ngày đầu hình thành định hướng học ngành này, bạn đã phải xem bản thân mình có khả năng tư duy logic hay không. Đây là khả năng vô cùng quan trọng vì thế mới được đưa lên vị trí đầu tiên.

Vậy với tư duy logic bạn có thể làm được gì? Nó cho phép bạn có thể nắm bắt nhanh thông tin và xử lý chúng một cách logic, hiệu quả. Đồng thời bạn còn có được khả năng vận hành cả những hệ thống máy móc có độ phức tạp.

4.2. Sự kiên trì, nhẫn nại trong tính cách

Tố chất để giúp bạn theo đuổi thành công lĩnh vực kỹ thuật điện tử - truyền thông
Tố chất để giúp bạn theo đuổi thành công lĩnh vực kỹ thuật điện tử - truyền thông

Không chỉ riêng ngành đang được nói tới, bất kể ngành nghề nào cũng đòi hỏi người học phải có tính nhẫn nại. Lý giải riêng vì sao ngành học kỹ thuật điện tử viễn thông đòi hỏi điều đó thì đây chính là lý do:

Công việc đưa chúng ta vào hoàn cảnh phải tiếp xúc liên tục, thường xuyên mỗi ngày với hệ thống máy móc. Dù máy móc có sức mạnh và được thiết lập, cài đặt sẵn các tính năng song bản thân bạn là chủ thể điều khiển máy móc, bạn buộc phải tìm ra và thực hiện các phương pháp tối ưu trong suốt quá trình làm việc. Nhất là khi máy móc luôn đem đến quy trình lặp đi lặp lại nên khi làm việc trong ngành, bạn phải phát huy được tính cách cẩn thận, tỉ mỉ, không được bỏ cuộc dễ dàng để từ đó đủ khả năng sáng tạo, tìm tòi giải pháp công nghệ mới.

4.3. Tinh thần ham học

Đời sống công nghệ luôn có sự chuyển động và không ngừng phát triển. Những kiến thức bạn đã học được của ngày hôm nay rất có thể trong tương lai gần, thậm chí là ngày mai cũng sẽ trở thành lỗi thời. Vì vậy, khi theo đuổi ngành học này, một tố chất nữa mà bắt buộc chúng ta phải có, không gì khác đó chính là tinh thần ham học hỏi, rèn luyện kiến thức và trau dồi, tích lũy những giá trị kiến thức mới. Như thế mới đảm bảo được rằng bạn luôn theo kịp mọi bước đi của thời gian, không sợ lỗi thời, tụt hậu, bị bỏ lại ở phía sau của sự phát triển.

4.4. Có một niềm đam mê cháy bỏng

Kiến thức giúp người ta có cơ sở vững chắc để giải quyết mọi vấn đề cơ bản của công việc. Sự sáng tạo mang lại khả năng tìm ra sáng kiến, phương pháp hay để rút ngắn hành trình phát triển. Nhưng có kiến thức, có sáng tạo không thể khiến con người vượt qua được những lần “đôi khi” bạn rơi vào trạng thái “tụt mood”, xuống tinh thần. Niềm đam mê phụ trách điều đó vì thế mà đây là tố chất rất quan trọng người học cần bồi đắp mỗi ngày, từ khi còn ngồi ghế giảng đường cho tới khi ra nghề làm việc.

Đam mê giúp bạn thành công trong ngành kỹ thuật điện tử truyền thông
Đam mê giúp bạn thành công trong ngành kỹ thuật điện tử truyền thông

Với niềm đam mê, nó sẽ giúp bạn làm việc không biết mỏi mệt. Lúc nào sự khát khao cống hiến cũng được đẩy lên cao để đem tới cho bạn 100% năng lượng. Dĩ nhiên không nói trước được điều gì, con người chẳng phải cỗ máy nên vẫn sẽ rơi vào các trạng thái khác nhau. Có lúc ngùn ngụt khí thế lao động, đôi khi cũng chịu áp lực đè lên tinh thần và niềm đam mê sẽ là liều thuốc bổ cho tinh thần mệt mỏi ấy, giúp chúng ta có động lực để vượt qua.

Công việc ngành kỹ thuật điện tử truyền thông được đánh giá có nhiều khó khăn, không chỉ đòi hỏi sức khỏe tốt để làm việc tay chân cường độ nhiều mà còn phải luôn luôn vận dụng khả năng sáng tạo. Do đó sự mệt mỏi là không tránh khỏi. Nếu không có niềm đam mê bạn khó có thể tập trung để làm việc tốt hay vươn đến các chiến lược nghề nghiệp xa hơn. Nói chung, muốn thành công trong lĩnh vực này, chúng ta cần phải bồi dưỡng niềm đam mê, yêu nghề.

Tìm hiểu thêm: Các hiểu biết về kỹ thuật điện tử viễn thông

5. Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông làm gì?

Với lời khẳng định vai trò không thể vắng bóng của ngành nghề này, chứng tỏ trong cơ cấu nghề nghiệp của xã hội, ngành thể hiện vai trò quan trọng đó bằng việc đưa đến rất nhiều vị trí công việc. Cụ thể có nhiều vị trí, nhiều nơi mà một sinh viên kỹ thuật điện tử có thể làm đó là:

- Chuyên viên thực hiện các nghiệp vụ tư vấn và thiết kế

- Làm công việc điều hành kỹ thuật trong các đơn vị cơ quan như đài truyền hình, đài phát thanh, công ty chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế, doanh nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông, vi mạch, IoT, ...

- Thiết kế mạng, quy hoạch và tối ưu mạng trong doanh nghiệp viễn thông

- Làm việc trong những công ty viễn thông, điện tử.

Làm gì, làm ở đâu sau khi trở thành cử nhân ngành kỹ thuật điện tử truyền thông
Làm gì, làm ở đâu sau khi trở thành cử nhân ngành kỹ thuật điện tử truyền thông

Ngoài ra, nếu có một quá trình làm việc gặt hái được thành công, từ một sinh viên kỹ thuật điện tử truyền thông có thể trở thành một trưởng phòng hay giám đốc kỹ thuật trong các doanh nghiệp hoạt động ở mảng viễn thông, điện tử, truyền thông.

Để có cơ hội tận hưởng chương trình học đẳng cấp, bài bản ngành Kỹ thuật điện tử - truyền thông, bạn có thể tìm hiểu và đăng ký học tại các trường như Đại học Bách Khoa, Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Đông Đô, Bách Khoa Hà Nội, Bưu chính viễn thông, Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, ...

Như vậy, với chia sẻ ở bài viết, bạn đã có được đầy đủ hiểu biết về ngành kỹ thuật điện tử truyền thông là gì, học gì, làm gì sau tốt nghiệp. Ghi nhớ những chia sẻ về cả yếu tố phải chuẩn bị trước khi theo đuổi ngành này để có được kết quả như mong đợi nhé.

5/5 (2 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN