Ngành viễn thông với sự hỗ trợ của công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức về ngành viễn thông.
Hiện nay, con người chúng ta đang sử dụng rất nhiều phương tiện viễn thông. Ngành viễn thông cũng trở nên phổ biến. Để hiểu biết thêm về ngành viễn thông thì mời các bạn theo dõi bài viết sau.
Ngành điện tử viễn thông là ngành sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên các thiết bị truyền đạt thông tin nhằm xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn cầu, giúp cho việc trao đổi thông tin giữa con người với nhau diễn ra thuận tiện hơn.
Người học cần phải chủ được các thiết bị truyền tin trên toàn cầu như hệ thống truyền dẫn, cáp quang, hệ số truyền thông không dây, lĩnh vực định vị dẫn đường đây là lĩnh vực hết sức quan trọng đối với hàng không, hàng hải và đường sắt.
Tìm hiểu thêm: Một số hiểu biết về kỹ thuật điện tử viễn thông
Theo học ngành Điện tử viễn thông sinh viên sẽ được đào tạo một cách bài bản về kiến thức chuyên môn và được tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến như: mạng không dây, mạng truyền số liệu,hệ thống phát thanh truyền hình, công nghệ phân tích và xử lý tín hiệu, âm thanh, hình ảnh. Các bạn cũng được đào tạo về khoa học cơ bản, kỹ thuật nền tảng như các ngành: thiết kế chip, lĩnh vực công nghệ thông tin ứng dụng cho đời sống hay An ninh quốc phòng. Nhờ đó, sinh viên sẽ tiếp cận và nắm bắt được các công nghệ kỹ thuật tiên tiến và nguyên lý hoạt động của mạng truyền thông. Bên cạnh đó, các sinh viên còn có thể trau dồi thêm cho bản thân về khả năng thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo trì các thiết bị điện tử, viễn thông.
Đây là ngành đòi hỏi các sinh viên phải có khả năng sáng tạo và ham học hỏi. Ngành kỹ thuật-viễn thông có 3 môn học cơ bản là: ghép kênh, truyền mạch, truyền dẫn, ngoài ra cũng có các môn phụ trợ.
Các môn học chuyên ngành tiêu biểu và đặc trưng của Điện tử viễn thông như: xử lý âm thanh và hình ảnh, truyền dẫn số,cơ sở kỹ thuật thông tin vô tuyến, cơ sở kỹ thuật mạng truyền thông, an ninh mạng thông tin…
Khi theo học ngành nghề này sinh viên còn được rèn luyện phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tạo nên lối tư duy hệ thống và tư duy phân tích, kỹ năng trình bày, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.
Song song với việc được học lý thuyết trên lớp thì các bạn sinh viên cũng được học thực hành tại các xưởng, nhà máy. Đây là yếu tố quan trọng để các bạn học hỏi, nâng cao kiến thức thực tế.
Tìm hiểu thêm: Thiết kế phần mềm là gì? Vai trò của thiết kế phần mềm hiện nay
Ngành nghề Kỹ thuật-viễn thông không có cạnh tranh gay gắt như những khối ngành kinh tế. Chiến lược của Nhà nước về ngành điện tử viễn thông này đã đặt ra trong khoảng 20 năm tới chúng ta cần rất nhiều lực lượng lao động chất lượng cao. Theo như thống kê của Bộ khoa học công nghệ thì trong vòng 20 năm tới đất nước ta cần phải hơn 200.000 lực lượng lao động. Vậy thì cơ hội việc làm cho các bạn theo học ngành này là rất lớn với một số ngành nghề tiêu biểu như:
- Làm chuyên viên tư vấn, làm thiết kế, điều hành vận hành kỹ thuật, những ngành nghề liên quan đến truyền thông.
- chuyên viên thiết kế, điều hành vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, viễn thông…
- Cũng có thể trở thành Giám đốc kỹ thuật, trưởng bộ phận phòng ban kỹ thuật của công ty…
- Các bạn cũng có thể làm việc cho các công ty lớn nước ngoài như Intel, samsung…
- Các công ty của trong nước như: tập đoàn viettel, FPT…
- Các bạn cũng có thể ứng tuyển vào các vị trí như kỹ sư thiết kế chip, kỹ sư thiết kế hệ thống mạng lưới…
Tóm lại học ngành Điện tử viễn thông là không phải lo lắng nhiều về việc làm vì ngành nghề này tạo cho các bạn nhiều cơ hội làm việc hơn.
Tóm lại ngành học Điện tử viễn thông là ngành nghề sử dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào việc chế tạo ra các thiết bị truyền tin từ xa. Hy vọng thông qua bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề viễn thông.
Vieclamkythuat123 - Chúc các bạn thành công !
>>Xem thêm :
BÀI VIẾT LIÊN QUAN