Nghề lập trình web thường được biết đến với hình ảnh những người luôn làm việc với chiếc máy tính với những dòng code khô khan, tuy nhiên đây lại là lĩnh vức được nhiều người quan tâm
Hiện nay, với thế giới số đang phát triển từng ngày, có bao giờ bạn thắc mắc rằng ai là người tạo nên những công nghệ, những phần mềm hỗ trợ cho cuộc sống của bạn hằng ngày. Đó chính là developer và nghề lập trình viên cũng chính là chủ đề mà chúng tôi muốn đề cập ở bài viết này.
Nghề lập trình viên là gì? Lập trình viên làm những việc gì? Như chúng ta đã biết, thế giới công nghệ không từng phát triển, có nhiều nhân tố đóng vai trò quan trọng trong sự cải tiến kỹ thuật này. Nhưng những người trực tiếp tham gia để có thể thúc đẩy những hệ thống hay phần mềm mà bạn vẫn dùng hằng ngày để làm việc hay giải trí chính là lập trình viên.
Vậy thì lập trình viên là nghề như thế nào và đặc điểm của nghề lập trình viên là gì? Muốn làm một lập trình viên tốt thì bạn sẽ cần những yêu cầu như thế nào? Ở bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về nghề lập trình viên và công việc của họ.
Trên thực tế thì lập trình viên còn được biết đến với tên gọi mà những người trong ngành hay sử dụng đó là Developer. Bạn có thể hiểu đây là những kỹ sư chuyên tạo ra và phát triển phần mềm kỹ thuật. Để làm được điều đó thì họ sẽ cần đến môi trường kỹ thuật số có sự tương tác và giao tiếp bằng những ngôn ngữ lập trình khác nhau.
Tùy vào từng mục đích thiết kế, xây dựng phần mềm hay là duy trì, bảo vệ các chương trình chạy trên hệ thống máy tính mà họ sẽ sử dụng những ngôn ngữ khác nhau. Mỗi ngôn ngữ sẽ có một đặc điểm riêng và thế mạnh riêng để xây dựng được phần mềm mà họ muốn. Muốn học nghề lập trình viên thì đó là cả một quãng đường dài.
Để có thể dễ hiểu hơn, bạn có thể tưởng tượng đến một dàn nhạc giao hưởng. Người tiến hành và thực hiện công việc lập trình chính là nhạc trưởng trong dàn nhạc. Họ sẽ sáng tạo ra và sắp xếp các đoạn mã lập trình một cách khoa học và logic nhất để tạo thành một bản nhạc cuối cùng. Và sản phẩm cuối cùng đó chính là những phần mềm máy tính với nhiều chức năng theo ý của khách hàng và mục đích ban đầu của họ.
Tìm hiểu thêm: Các ngôn ngữ lập trình
Nói về công nghệ thông tin thì rõ ràng nó cực kỳ rộng lớn và lĩnh vực này bao gồm nhiều mảng khác nhau. Nếu như bạn có những trò chơi để giải trí thì đó là thành quả của những lập trình game, bạn có thời gian rảnh để ngồi lướt web thì đó là nhờ vào lập trình web. Bên cạnh đó thì những công ty hay tổ chức cần có một hệ thống để đảm bảo sự chặt chẽ trong công tác quản lý thì đó là những gì mà lập trình viên hệ thống phải làm.
Nhìn chung thì với bất kỳ mục đích gì thì công việc của một lập trình viên sẽ có những nét tương đồng với nhau, đó chính là các công đoạn làm việc, mặc dù sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác nhau. Cụ thể thì công việc mà những developer phải làm đó là:
Trước hết sẽ là xây dựng một ứng dụng mới. Những ứng dụng có sẵn đã trở nên chậm chạp và lỗi thời thì sẽ cần đến việc sửa chữa cũng như là nâng cấp để có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Bên cạnh đó, một việc vô cùng quan trọng đó chính là phải xây dựng được những tính năng, những chức năng xử lý các công việc hiệu quả. Cuối cùng đó chính là công việc yêu cầu đầu tư chất xám lớn đó chính là nghiên cứu và phát triển, hoàn thiện những công nghệ mới.
Rõ ràng rằng với những đặc thù của nghề lập trình viên, không phải ai cũng có thể theo đuổi được lĩnh vực này. Không những thế, ít ai có thể thấu hiểu được những khó khăn và mệt mỏi trong công việc hằng ngày của lập trình viên. Nếu như người ngoài chỉ nhìn vào mức lương khá ấn tượng so với mặt bằng chung hiện nay, họ sẽ không thể thấy được áp lực nặng nề của những lập trình viên.
Với những ai quyết tâm theo đuổi nghề này thì chắc chắn rằng ngay từ đầu, họ phải cực kỳ nghiêm túc với mục tiêu mà mình đặt ra. Cũng không có ít người nản chí và bỏ cuộc giữa chừng vì sự vất vả và không có được tư chất bẩm sinh. Để hiểu rõ hơn, ngay sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những tố chất mà một lập trình viên cần phải có để phát triển được trong tương lai.
Đầu tiên đó chính là sự cẩn thận và tỉ mỉ trong mọi việc. Dường như với bất kỳ ngành nghề nào, đức tính này nhất thiết phải có nhưng với nghề lập trình viên thì nó sẽ thể hiện sự đặc thù hơn cả.
Như chúng ta đã biết thì dù chỉ tạo ra một chương trình có tính năng không hề phức tạp nhưng những thuật toán mà lập trình viên sử dụng lại không đơn giản. Chưa kể đến những phần mềm cao cấp. Chính vì thế, trong suốt quá trình làm việc, lập trình viên phải tỉ mỉ và cẩn thận đến từng dấu chấm phẩy, chỉ một lỗi nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng toàn bộ mã nguồn.
Và nếu như làm quá ẩu, những thuật toán sẽ không ăn nhập với nhau và dễ xảy ra những lỗi khi chạy sản phẩm. Gặp lỗi sẽ rất thường xuyên nếu như người làm không có được độ tập trung cao nhất nhưng khi khắc phục và sửa lỗi thì lại cực kỳ vất vả và tốn nhiều thời gian. Rõ ràng rằng, đây không phải là công việc của những người thiếu sự kiên nhẫn và tính cẩn thận cho dù là với việc nhỏ nhất.
Trên thực tế thì khi nhận một dự án nào đó hay là khi nhận làm một chương trình hay phần mềm thì những lập trình viên sẽ phân chia để mỗi người đảm nhận một công việc riêng. Nhưng cuối cùng thì tất cả sẽ phải có được sự ăn nhập và kết nối để trở thành một thể thống nhất.
Chính vì vậy, trước hết, để trở thành một lập trình viên giỏi thì bạn sẽ cần trau dồi cho mình những kỹ năng từ cơ bản cho đến nâng cao. Cần tạo cho mình một vài thế mạnh để có thể dễ dàng đảm nhận được những vị trí mà mình được giao phó trong các dự án lớn.
Ngoài ra thì làm việc nhóm là một kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng mà bất cứ lập trình viên nào cũng cần trang bị cho mình. Muốn có được một sản phẩm hoàn hảo thì sự kết hợp các thành phần, các chức năng mà mỗi người đã thực hiện phải hoàn hảo nhất. Nhìn chung về ngành lập trình viên, sự hiệu quả và chất lượng của dự án sẽ là thành quả của cả team chứ không thể là chỉ một cá nhân. Một lập trình viên đơn lẻ sẽ rất khó để hoàn thành được những dự án đúng thời hạn mà khách hàng giao phó. Chính vì lý do này mà một lập trình viên cần hội tụ được hai yếu tố đó chính là làm việc độc lập hiệu quả và làm việc nhóm ăn ý với nhau.
Có thể nói rằng, với một lĩnh vực yêu cầu đầu tư chất xám cao như công nghệ thông tin thì tố chất tư duy chính là chìa khóa hàng đầu để mở cánh cửa phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Khi mà bạn đang ở trong một thế giới công nghệ đang chuyển mình từng giờ từng phút thì rõ ràng rằng sức sáng tạo và khả năng tư duy của bạn không thể ngồi yên một chỗ.
Những tính năng hoàn hảo sẽ là thành quả của những thuật toán phức tạp. Chính vì thế mà người lập trình cần trau dồi kiến thức, học hỏi không ngừng, tiếp cận những nguồn tri thức mới. Khả năng tính toán và tính sáng tạo phải không ngừng vươn xa thì mới bắt kịp được sự hiện đại hóa từng ngày của thế giới số.
Những công nghệ đang tân tiến dần, công việc thủ công đang phải nhường chỗ cho kỹ thuật số thì người lập trình phải bắt kịp được xu hướng và tư duy chung của thời đại. Không dừng lại ở đó, những sản phẩm về web hay là các phần mềm phục vụ mục đích giải trí muốn có được chỗ đứng và sự hài lòng của khách hàng thì nhất định cần có được thiết kế tốt. Điều này là dĩ nhiên và yêu cầu người thiết kế phải vận dụng được tính sáng tạo độc đáo, khác biệt, thay đổi, tạo được phong cách riêng cho mình.
Những vấn đề được sắp xếp một cách logic chính là yếu tố làm nên sự hoàn hảo của sản phẩm công nghệ cuối cùng. Điều này gây không ít áp lực cho những con người theo đuổi lĩnh vực này. Và cũng như những ngành nghề khác, muốn có được sự thành công sẽ cần thời gian và kinh nghiệm, làm việc không biết mệt mỏi.
Một khó khăn nữa chính là tuổi tác. Tuổi nghề lập trình viên thông thường chỉ dừng lại ở khoảng 35 cho đến 40 tuổi và sau đó sẽ lên làm quản lý dự án. Khi người lập trình viên dậm chân tại chỗ thì chắc chắn họ sẽ thất bại vì bị bỏ lại quá xa trong thế giới số này.
Như chúng tôi đã đề cập thì không phải ai cũng có cơ hội với ngành nghề này. Lập trình viên sẽ yêu cầu một chút gì đó thiên về tư chất bẩm sinh nếu muốn đạt được thành công. Nhưng khi bạn đã quyết định với con đường này, những gì mà bạn phải làm để tồn tại được, phát triển được còn khó khăn hơn rất nhiều.
Khác với những ngành khác, lập trình viên được dạy ở trường nhưng nó thực sự là quá ít và không bao giờ đủ để bạn thăng tiến trong nghề. Kinh nghiệm của lập trình viên phần lớn được tạo thành trong suốt quá trình làm việc, những điều mà bạn sẽ không bao giờ được thầy cô dạy ở trường.
Điều này có nghĩa là gì, nó có nghĩa là kiến thức chủ yếu để làm nên sự thành công và kỹ năng chuyên biệt của lập trình viên được tạo thành phần lớn ở quá trình bạn tự học. Bạn sẽ cần học hỏi không ngừng nghỉ, kiến thức không bao giờ là thừa. Đối với lập trình viên ở Việt Nam thì sẽ có rào cản về ngôn ngữ vì bạn sẽ rất cần đến những tài liệu nước ngoài với kho kiến thức cực kỳ quý giá. Điều này là chính là chìa khóa quan trọng nếu như bạn muốn học nghề lập trình viên.
Tìm hiểu thêm: Lợi ích của Git mà lập trình viên phải biết hiện nay
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ tới quý bạn đọc về vấn đề nghề lập trình viên là gì. Hy vọng rằng qua những gì mà chúng ta đã cùng tìm hiểu thì bạn sẽ hiểu rõ hơn về lĩnh vực này và đưa ra cho mình một con đường đúng đắn và phù hợp nhất với năng lực của mình. Chúc các bạn thành công!
>>Xem thêm :
BÀI VIẾT LIÊN QUAN