Bạn có biết QC là gì? Công việc của QC bao gồm những gì?

QC là công việc rất cần thiết trong mọi ngành nghề, đây là bộ phân đảm bảo chất lượng đầu ra cho các sản phẩm trong công ty.

Bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào khi muốn đưa sản phẩm của mình bán ra ngoài thị trường thì cần phải trải qua quy trình kiểm tra chất lượng và đánh giá nghiêm ngặt – đó chính là nhiệm vụ của bộ phận QC. Vậy QC là gì? Bộ phận QC là gì? Và QC có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

QC là gì

1. Qc là gì?

  • QC là tên viết tắt của thuật ngữ tiếng anh Quality control có nghĩa là kiểm tra, đánh giá chất lượng trong các nhà máy sản xuất trước khi sản phẩm được đóng gói và đưa ra tiêu thụ ngoài thị trường.

  • QC là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quy trình quản lý chất lượng của sản phẩm, được tiến hành cùng với các quy trình sản xuất khác nhằm đảm bảo đầu ra đạt tiêu chuẩn nhất định.

  • Trong thời đại công nghệ 4.0 thì việc đánh giá quy trình sản xuất thuận lợi hơn rất nhiều nhờ có sự tham gia của máy móc, công nghệ tiến tiến hiện đại giúp phát hiện những lỗi dù là nhỏ nhất, hạn chế tối đa sai sót có thể xảy ra.

Tìm hiểu thêm: Robot là gì?

2. Cơ hội và thách thức của ngành QC

cơ hội việc làm ngành qc

2.1. Cơ hội

  • Khi bạn làm việc trong ngành QC ngoài việc được hưởng mức lương cơ bản theo quy định của nhà nước bạn còn được hưởng những đãi ngộ như thưởng sáng kiến công việc, hiệu quả công việc tốt, cơ hội thăng tiến....

  • Theo mức thống kê cho thấy mức lương trung bình của một nhân viên QC thông thường sẽ giao động từ 4 đến 9 triệu một tháng. Đây không phải là mức lương quá cao nhưng nó sẽ còn tăng trên con đường thăng tiến của bạn.

2. Thách thức

Bên cạnh những cơ hội mà ngành QC đem lại cho bạn thì hiện nay đời sống càng phát triển, nhu cầu của con người càng ngày được gia tăng đồng thời ngành QC cũng gặp phải một số thách thức nhất định.

  • Thiếu kỹ năng đào tạo bàn bản:

Hầu hết sinh viên mới ra trường đều có kiến thức chuyên ngành và chuyên môn cung nhưng điểm đặc biệt của ngành QC liên quan đến chất lượng nên việc phỏng vấn sẽ dẫn đến khó khăn.

Do thiếu đi các bước đào tạo bài bạn sẽ làm cho cả nhà tuyển dụng và ứng viên mất thời gian cho việc đào tạo lại từ đầu.

  • Cạnh tranh với hàng ngoại:

Quan tâm tới chất lượng chưa thể là đủ mà người tiêu dùng hiện nay ngoài yêu cầu về chất lượng của sản phẩm còn quan tâm đến mẫu mã của nó. Điều đó làm cho hàng hóa trong nước phải cạnh tranh với hàng nước ngoài.

Điều đó đặt ra thách thức cho người làm QC là làm thế nào để vừa giữ được chất lượng sản phẩm đồng thời mẫu mã phải phù hợp với thị hiếu của khách hàng.

  • Trình độ công nghệ:

Theo nghiên cứu thì các máy móc mà các doanh nghiệp  của Việt Nam sử dụng thường lạc hậu 2 đến 3 thế hệ so với thế giới gây khó khăn trong việc kiểm định chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó trình độ công nhân viên còn theo hướng thủ công, đơn giản khó có thể chạy theo tiến độ của máy móc gây khó khăn trong việc tiếp thu các công nghệ cao.

  • Nguồn vốn:

Đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ vì vậy muốn huy động nguồn vốn để đầu tư máy móc trang thiết bị hay mở rộng quy mô sản xuất là tương đối khó khăn.

Nhiệm vụ của nhân viên QC

3. Nhiệm vụ của nhân viên QC là làm gì.

Có ba vị trí cơ bản của nhân viên QC đó là: nhân viên kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào, nhân viên kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất và cuối cùng là nhân viên kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra.

3.1. Nhân viên kiểm soát nguyên liệu đầu vào

Với những nhân viên làm ở khâu kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào này thì cần phải làm những công việc cụ thể như:

  • Lập ra bảng thống kê lại toàn bộ những nguyên liệu, vật tư phục vụ cho quá trình sản xuất gọi chung là những yếu tố đầu vào, sau đó đánh giá nguồn nguyên liệu đầu vào và tiến hành phân loại.

  • Tiếp đó cần đưa bản báo cáo số lượng cụ thể nguyên liệu đầu vào và bản đánh giá chất lượng cho quản đốc.

  • Nếu nguồn nguyên liệu đầu vào xảy ra vấn đề về chất lượng thì nhân viên có quyền tạm thời ngưng sử dụng và báo cáo lại cho quản đốc để có biện pháp xử lý.

3.2. Kiểm soát quá trình sản xuất

  • Giám sát, kiểm tra chất lượng của từng công đoạn trong quá trình sản xuất, tiến hành phân loại sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn và loại ra những sản phẩm sai sót cần xử lý.

  • Khi có sự cố phát sinh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, phối hợp với những bộ phận có liên quan tìm ra biện pháp xử lý kịp thời.

  • Trong trường hợp vấn đề không thể giải quyết cần báo ngay cho cấp trên có thẩm quyền.

  • Kiểm soát chất lượng hàng hóa xuất đi

  • Nhân viên cần tiến hành kiểm tra chất lượng hàng xuất đi, cần phái đóng dấu PASS và kí xác nhận.

  • Nếu lô hàng xảy ra sai sót cần đình chỉ việc xuất hàng.

  • Giám sát việc bảo quản hàng hóa không làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng xuất đi.

3.3. Cần phải chuẩn bị gì để trở thành nhân viên QC

Do tính chất công việc của nhân viên QC là kiểm tra, giám sát nên muốn trở thành một nhân viên QC thực sự bạn cần phải có đủ kiến thức và kỹ năng nhất định để có thể đảm bảo tiến hành tham gia công việc mà không gặp trở ngại.

Kiến thức.

  • Kiến thức chuyên sâu trong ngành: để hoàn thành tốt công việc kiểm tra, giám sát thì nhân viên QC cần phải có đủ kiến thức về lĩnh vực mà mình đang làm, am hiểu sản phẩm mình cần kiểm tra, đặc điểm sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào đến đặc tính của sản phẩm cuối cùng.

  • Cần phải hiểu rõ về từng quy trình sản xuất sản phẩm, tiêu chuẩn đầu ra của sản phẩm, thời gian giữa các khâu và đặc điểm của từng bộ phận sản xuất,

  • Kiến thức công nghệ: như đã nói ở trên công việc QC không chỉ là con người làm với con người mà còn có rất nhiều máy móc, bạn cần hiểu rõ đặc tính của máy móc thì mới có thể để bản thân và máy móc cùng làm việc mang lại hiệu quả tối đa.

  • Kiến thức ngôn ngữ phong phú

Kỹ năng.

  • Khả năng phân tích: công việc của nhân viên QC là vô cùng nhiều, để làm tốt nó bạn cần có kỹ năng phân tích linh hoạt cả kể phân tích sản phẩm đến việc phân tích tình huống để tránh sai sót xảy ra.

  • Kỹ năng giám sát: giám sát là việc vô cùng quan trọng đối với một nhân viên QC. Bạn có kỹ năng giám sát tốt mới có thể phát hiện ra sai sót trong thời gian ngắn, khắc phục nó đảm bảo chất lượng sản phẩm.

  • Kỹ năng quản lý: đây là kỹ năng cơ bản cần có trong tất cả các ngành không riêng ngành QC. Kỹ năng quản lý ở đây không chỉ là quản lý công việc, quản lý nhân viên mà còn là quản lý chính bản thân.

Trước hết QC không phải là công việc mang tính cá nhân nó là công việc mang tính tập thể, quản lý tốt công việc và nhân viên sẽ sợi dây liên kết giữa các bộ phận đảm bảo tính gắn kết trong công việc.

Nếu bạn biết quản lý quỹ thời gian của mình tốt, vận dụng nó một cách hợp lí thì bạn sẽ phát huy được tối đa năng lực của bản thân.

  • Xử lí sự cố: đôi khi việc kiểm tra, giám sát không thể tránh khỏi sai lầm. Dù nguyên nhân là chủ quan hay khách quan thì điều nhân viên QC cần làm là xử lí linh hoạt để đảm bảo tiến độ công việc không bị trì trệ.

  • Kiên nhẫn: công việc QC thường kiểm tra những quy trình lặp đi lặp lại gây cảm giác nhàm chán vì vậy đỏi hỏi nhân viên QC phải kiên nhẫn, nhẫn nại thì mới đem lại hiệu quả được.

Tìm hiểu thêm: Streamer và những điều cần phải biết về ngành stream

4. Lời kết 

Bài viết trên là toàn bộ những thông tin chi tiết nhất về ngành QC và công việc của một nhân viên QC. Hi vọng bài viết cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích phục vụ cho công việc QC sau này.

>>Xem thêm :

5/5 (2 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN