Quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch là nội dung quan trọng giúp hoàn thiện hồ sơ xin việc của bạn. Khi viết nội dung về quá trình làm việc của bản thân ứng viên sẽ có những lưu ý nhất định. Để hoàn thành tốt được nội dung này, bạn hãy đọc bài viết của vieclamkythuat123.com nhé!
Giống với các nội dung khác trong sơ yếu lý lịch thì quá trình đào tạo của bản thân chính là một trong những nội dung quan trọng để cấu tạo nên một bản sơ yếu lý lịch hoàn chỉnh để hoàn tất hồ sơ xin việc của bạn.
Quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch có thể được viết trong nhiều loại hồ sơ khác nhau như: sơ yếu lý lịch học sinh, sơ yếu lý lịch sinh viên, sơ yếu lý lịch khi đi xin việc hoặc sơ yếu lý lịch cho cán bộ công chức,…
Trong nội dung của quá trình bản thân sẽ thể hiện tất cả những quá trình mà bạn đã từng trải qua. Đó là quá trình làm việc của bản thân bạn từ lúc đi học cho đến thời điểm hiện tại. Nếu bạn đã tốt nghiệp càng lâu thì thông tin sẽ càng dài.
Tìm hiểu thêm: Cách viết thành phần bản thân trong sơ yếu lý lịch
Viết quá trình học tập, làm việc của bản thân vào sơ yếu lý lịch không phải là một điều quá khó khăn. Tuy nhiên vẫn có những người cảm thấy hoang mang khi không biết ghi các nội dung này như thế nào.
Nhất là các bạn sinh viên vừa mới tốt nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc viết hồ sơ. Các nội dung về quá trình của bản thân bạn trong sơ yếu lý lịch phải được viết đúng và đầy đủ thì mới có thể chinh phục được nhà tuyển dụng.
Sơ yếu lý lịch của học sinh còn được gọi là hồ sơ trúng tuyển theo mẫu của Bộ giáo dục đào tạo. Đây được coi là loại giấy tờ quan trọng dành cho những học sinh cuối cấp. Loại sơ yếu lý lịch này sẽ sử dụng cho cả học sinh cấp 3 và học sinh các cấp tiểu học và trung học cơ sở,… Đây sẽ là giấy tờ bắt buộc để nhà trường quản lý học sinh, sinh viên.
Quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên sẽ có các thông tin chủ yếu về quá trình học tập. Bạn hãy ghi quá trình đào tạo của bản thân trong giai đoạn tiểu học đến cấp học mà bạn đang theo học. Nếu bạn đã học xong cấp 3 thì ghi mốc thời gian theo cấp học, từ cấp tiểu học đến trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Các mốc thời gian bạn của bạn sẽ chỉ cần ghi năm và ghi rõ tên trường mà bạn theo học, cùng với địa chỉ của ngôi trường đó. Năm học bạn chỉ cần ghi niên khóa học và không cần ghi các năm cụ với từng lớp tương ứng.
Ví dụ:
Năm 2011 - 2016: Học tại trường Tiểu học ABC, địa chỉ: Xã X, huyện Y, tỉnh Z.
Năm 2016 - 2020: Học tại trường THCS ABC, địa chỉ: Xã X, huyện Y, tỉnh Z.
Năm 2020 - 2022: Học tại trường THPT ABC, địa chỉ: Số 22, đường 1, phường 2, tỉnh 3.
Trong nội dung về quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch để xin việc sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về quá trình học tập và làm việc của ứng viên. Phần này bạn sẽ ghi tóm tắt quá trình đào tạo của bản thân (nơi mà bạn đã từng học tập và quá trình làm việc của bản thân từ trước đến nay). Trong quá trình đó bạn có tham gia những hoạt động nào và làm việc ở đâu, giữ chức vụ gì sẽ đều cần ghi vào trong quá trình bản thân của sơ yếu lý lịch.
Bạn cần phải ghi rõ thời gian mà bạn làm việc cùng với tên công ty và chức vụ mà bạn đã làm tại đó.
Ví dụ:
Năm 2016 - 2018: Làm việc tại công ty TNHH ABC, chức vụ: Quản lý
Năm 2018 - 2022: Làm việc tại doanh nghiệp ABC, chức vụ: Trưởng phòng
Trong sơ yếu lý lịch của cán bộ và công chức sẽ có thông tin cá nhân, quan hệ về gia đình, quá trình học tập, khen thưởng và kỷ luật,…giúp cho các cơ quan nhà nước nắm được những thông tin quan trọng về họ.
Quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch của cán bộ, công chức sẽ chia thành 2 phần đó là: quá trình học tập và quá trình đào tạo.
Trong quá trình đào tạo của bản thân bạn cần ghi rõ các thông tin về thời gian: tháng/ năm, tên trường, ngành học, hình thức đào tạo, văn bằng và chứng chỉ. Quá trình học tập sẽ sẽ là các thông tin về các cấp học từ tiểu học đến Cao đẳng, Đại học hoặc các trung tâm đào tạo ngành nghề, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Bạn cần phải nêu rõ hình thức đào tạo và các văn bằng, chứng chỉ mà bạn nhận được. Hình thức đào tạo (chính quy, tại chức, chuyên tu, bồi dưỡng),… Còn văn bằng, chứng chỉ (Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư,…)
Trong quá trình công tác thì bạn cần ghi rõ thời gian và đơn vị công tác, cùng với chức vụ mà đã từng đảm nhận. Hãy ghi cụ thể công tác ở đơn vị nào, giữ chức vụ gì, công việc chính mà bạn đảm nhiệm. Ngoài ra, có thể kể về các tổ chức xã hội, chính trị, nghề nghiệp mà bạn tham gia.
Việc viết các nội dung về quá trình bản thân vào sơ yếu lý lịch sẽ góp phần quan trọng cho bạn và cho nhà tuyển dụng.
Bạn có thể thể hiện tất cả những hoạt động từ trước đến nay của mình và chứng minh bản thân có quá trình hoạt động “trong sạch”. Và nếu các hoạt động đó của bạn có phần sôi nổi thì sẽ được nhà tuyển dụng chú ý hơn.
Đồng thời thông qua quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch, nhà tuyển dụng sẽ nắm được các hoạt động trong quá khứ của ứng viên để từ đó đưa ra những đánh giá khách quan và trung thực nhất.
Thông tin về quá trình bản thân sẽ trở nên quan trọng đối với các ứng viên tham gia vào các vị trí nằm trong bộ máy quản lý Nhà nước. Để trở thành Cán bộ, công chức, viên chức thì ứng viên cần phải có nguồn gốc trong sạch.
Khi viết quá trình đào tạo của bản thân bằng cách viết tay vào sơ yếu lý lịch thì phải viết rõ ràng, sạch đẹp. Nêu rõ được các thông tin về thời gian học và làm việc tại trường học và cơ quan. Các thông tin cần được ghi một cách nổi bật để có thể thu hút nhà tuyển dụng.
Khi viết quá trình công tác thì bạn nên ghi những công ty mà bạn đã có được kinh nghiệm làm việc từ đó. Hãy biết chọn lọc các công việc có liên quan đến vị trí ứng tuyển. Nếu bạn thuộc đối tượng học sinh, sinh viên có thể bỏ qua phần này.
Trong trường hợp công ty của bạn thay đổi tên hay sáp nhập thì bạn không cần ghi thành các mục riêng biệt, bạn chỉ cần ghi chú lại là được.
Hãy cố gắng viết chữ thật đẹp và cẩn thận để không xảy ra bất cứ lỗi sai chính tả hay các vết tẩy xóa nào. Nên sử dụng một màu mực khi viết nội dung trong sơ yếu lý lịch để đảm bảo được sự thống nhất và tính thẩm mỹ.
Các thông tin của quá trình bản thân viết trong sơ yếu lý lịch cần phải có độ chính xác và đảm bảo được tính trung thực. Ngoài ra còn cần có xác nhận của cơ quan địa phương nơi bạn đang sinh sống.
Tìm hiểu thêm: Cách ghi nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch
Trên đây là các nội dung về quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch mà bạn có thể tham khảo để ghi vào sơ yếu lý lịch trong bộ hồ sơ của mình. Hy vọng rằng những nội dung trên sẽ giúp bạn hoàn thiện việc ghi quá trình đào tạo của bản thân một cách ấn tượng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN