QUẢN TRỊ MẠNG - VẤN ĐỀ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CẦN PHẢI QUAN TÂM

Quản trị mạng là một tập hợp các công vận hành hệ thống mạng giúp hoạt động trơn tru và hiệu quả. Công việc của nhân viên quản trị mạng bao gồm những gì?

Thời đại công nghệ thông tin phát triển chóng mặt. Hầu hết các thiết bị công nghệ: smartphone, laptop, TV,… đều được hỗ trợ chức năng kết nối mạng internet. Chính vì thế, ngành quản trị mạng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, và được rất nhiều bạn trẻ yêu thích, quan tâm tìm hiểu. Vậy, quản trị mạng là gì? học những gì để làm việc được trong ngành quản trị mạng? khi làm công việc này có khó khăn gì không? Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ về quản trị mạng.

Quản trị mạng là gì?

Quản trị mạng 

Đầu tiên tôi xin giải thích để các bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa của quản trị mạng. Quản trị mạng là gì? Hiểu đơn giản, quản trị mạng là công việc quản trị mạng lưới: thiết kế hệ thống bảo mật, giữ gìn hệ thống, nắm giữ toàn bộ thông tin của hệ thống nhằm ngăn chặn những ai muốn phá hoại, ăn cắp dữ liệu của hệ thống, đảm bảo mạng lưới hoạt động hiệu quả. 

Một nhà quản trị mạng thì làm những công việc gì?

Công việc của nhân viên quản trị mạng sẽ tùy vào quy mô, yêu cầu của từng doanh nghiệp. Nhưng thông thường, công việc của một quản trị viên sẽ là:

  • Triển khai, duy trì tất cả phần mềm cùng với phần cứng chuyên dụng.

  • Điều chỉnh quyền truy cập của người dùng khi họ vào các file nhạy cảm

  • Bảo vệ chống lại vi phạm an ninh nội bộ.

  • Kiểm tra, giám sát hệ thống mạng, xem xét việc tắc nghẽn có thể xảy ra để đảm bảo rằng mọi người dùng có thể truy cập một cách “mượt mà”.

  • Thường xuyên hỗ trợ các nhân viên về việc sử dụng các nguồn thông tin, sử dụng các hệ thống một cách hợp lý.

  • Cài đặt, cấu hình và duy trì phần cứng mạng

  • Triển khai, cấu hình và nâng cấp phần mềm mạng

  • Người quản trị mạng sẽ trở thành các nhà quản trị mạng máy tính có khả năng đa nhiệm.

  • Kiểm tra chức năng của các website nhằm đảm bảo sự hiển thị nội dung đạt tối ưu.

  • Cài đặt, hỗ trợ cài đặt điện thoại đường dây cứng và các thiết bị viễn thông nối mạng khác. 

  • Quản lý các công cụ bảo mật mạng

  • Duy trì các hệ thống sao lưu mạng 

  • Khôi phục khẩn cấp cho các máy chủ mạng quan trọng.

  • Duy trì hợp đồng dịch vụ với tất cả các đối tác của doanh nghiệp, công ty mình. 

  • Thuyết phục đối tác mua sản phẩm của mình (nếu cần).

Nhân viên quản trị mạng làm việc ở đâu? Xin phép trả lời ngành quản trị mạng có thể làm việc tại các bệnh viện, trường học, tòa soạn, ngân hàng, các tổ chức chính phủ, ngành công nghiệp tài chính, ngành công nghiệp sản xuất …

Tìm hiểu thêm: Khái niệm Quản trị mạng là gì?

Vì sao chúng ta nên học ngành quản trị mạng?

  • Trước hết là vì trong tất cả các ngành công nghiệp đều bắt buộc phải có quản trị mạng. Bất kỳ một doanh nghiệp nào, kể cả họ đang hoạt động trong lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, các dịch vụ ăn uống, các hoạt động phi lợi nhuận thì đều cần có ‘Mạng’ 

  • Tiếp theo, nhu cầu tuyển dụng cao. 

  • Hơn nữa, bạn có thể từ từ, từng bước học hỏi, không phải lo lắng là mới ra trường chưa có kinh nghiệm, chưa thạo việc.  Bởi đặc thù công việc quản trị mạng là chia ra làm nhiều mảng, nhiều mức độ khác nhau. Mà không phải công ty nào cũng được xây dựng được một hệ thống mạng trong một lúc mà phải mất một thời gian tương đối dài. Vì vậy, các chi tiết trong công việc của công ty sẽ được đào tạo dần dần.

  • Ngoài ra, đây là thử thách dành cho các kỹ năng của các bạn, là cơ hội để các bạn thể hiện kỹ năng quản trị mạng của mình. 

Vậy, trang bị những gì để được làm một nhà quản trị mạng?

Về kiến thức:

  • Học cách cấu hình các thiết bị mạng thông dụng, cấu hình kết nối, các đường truyền Internet

  • Kiến thức cơ sở hạ tầng: phần cứng, phần mềm quản lý.

  • Kiến thức về hệ điều hành dành cho máy để bàn : Windows NT, 2k, xp…; máy chủ:  Windows server, Linux…

  • Học cách giải quyết sự cố mạng 

  • Học các phương pháp bảo vệ mạng trước nguy cơ: virus, worm, spam, ăn cắp thông tin, bảo vệ mạng.

  • Trang bị các kiến thức về Linux, Unix

  • Học chuyên sâu về bảo mật có CSSP, CEH, Security..

  • Học nâng cao chuyên về Cisco

  • Học cách đọc tài liệu tiếng Anh để phục vụ cho quá trình học và tìm hiểu về ngành này.

Về kỹ năng mềm, quản trị viên cần có:

  • Kỹ năng giao tiếp

  • Kỹ năng lên kế hoạch

  • Kỹ năng giải quyết sự cố

  • Kỹ năng tổ chức, sắp xếp

  • Kỹ năng quản trị dự án

  • Kỹ năng nghiên cứu

  • Kỹ năng làm việc nhóm

  • Dịch vụ khách hàng.

Về tố chất:

  • Đam mê, yêu thích công nghệ

  • Thông minh, có tư duy sáng tạo

  • Tính chính xác, tỉ mỉ, chăm chỉ trong công việc

  • Ham học hỏi, không ngừng trau dồi các kiến thức

  • Biết tự học

  • Thật thà, cẩn thận trong công việc

  • Có tinh thần đồng đội, chịu được áp lực công việc

  • Trình độ ngoại ngữ chuyên môn: Anh, Hàn, Nhật, Trung.

Những trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành quản trị mạng:

  • Đại học Công nghệ- Đại học quốc gia Hà Nội

  • Đại học bách khoa Hà Nội

  • Đại học FPT

  • Đại học Mỏ- Địa chất

  • Đại học Thành Tây

  • Đại học bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh

  • Đại học Công nghệ Việt- Hung

  • Đại học bách khoa Đà Nẵng

  • Trường cao đẳng kinh tế- công nghiệp Hà Nội

  • Trường cao đẳng công nghiệp Việt Đức tỉnh Thái Nguyên

  • Trường cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội

Tiếp theo đây có lẽ là điều mà mọi người mong chờ nhất phải không ạ? Đó chính là mức lương của một quản trị viên mạng. Theo như khảo sát thì mức thu nhập của nhân viên quản trị mạng là cao nhất trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Thế nhưng tùy theo vị trí, vai trò của từng nhân viên, thì mức lương trung bình của một quản trị viên mạng là khoảng 9 triệu đồng đến 16 triệu đồng một tháng. Nếu bạn là người có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm thì mức lương của bạn sẽ là 23 triệu đồng một tháng thậm chí còn cao hơn 23 triệu rất nhiều. 

Quản trị mạng máy tính

Khi theo học về ngành quản trị mạng máy tính các bạn sẽ được học các kiến thức chuyên ngành tại các trường Đại học, Cao đẳng như:

  • Khoa học máy tính

  • Kỹ thuật máy tính

  • Hệ thống thông tin

  • Mạng máy tính và truyền thông

  • Kỹ thuật phần mềm.

  • Nhiệm vụ của nhân viên quản trị mạng máy tính:

+ Lắp đặt hệ thống mạng

+ Quản lý ứng dụng trên mạng

+ Quản lý các dịch vụ mạng

+ Quản lý các đối tượng sử dụng mạng

+ Giám sát việc thực hiện các hoạt động mạng máy tính.

+ Khảo sát các hệ thống mạng như mạng :LAN, WAN.

+ Thiết kế các hệ thống mạng

+ Cài đặt phần mềm mạng

+ Đảm bảo an toàn hệ thống mạng

+ Nâng cấp hệ thống mạng máy tính

+ Hỗ trợ các nhân viên về việc sử dụng các nguồn tin, các hệ thống một cách hợp lý.

+ Xử lý khi mạng máy tính gặp vấn đề.

+ Triển khai, duy trì các phần mềm ứng dụng, các phần cứng chuyên dụng. 

+ Khắc phục sự cố, liên tục cung cấp các dịch vụ cần thiết. 

  • Nhân viên quản trị mạng máy tính có thể làm việc cho: 

+ Các công ty, doanh nghiệp

+ Các tập đoàn đa quốc gia thường xuyên tiếp xúc với các máy tính, thiết bị mạng. 

Tìm hiểu thêm: Những thông tin hữu ích liên quan đến an ninh mạng

Quản trị mạng Linux

Để làm việc được với quản trị mạng Linux bạn cần biết những điều cơ bản về Linux sau: 

  • Biết về các trình tiện ích

  • Quản lý hệ thống thông tin

  • Hỗ trợ phần cứng, phần mềm

  • Cấu hình mạng

  • Quyền truy cập

  • Thư mục người dùng

  • Cài đặt hệ điều hành RedHat Linux

  • Giao diện dòng lệnh

  • SAMBA

  • NFS

  • Lập trình Shell trên Linux

  • Dịch vụ DNS, FTP, Web, Mail, Proxy

  • Tổ hợp Ctrl- Alt- Escape

Khi học xong về quản trị mạng Linux, các bạn có thể làm những việc sau:

  • Thiết kế, triển khai, bảo trì, xử lý lỗi và đảm bảo ổn định, bảo mật cho hệ thống mạng đa điều hành

  • Xây dựng được hệ thống mạng hoàn chỉnh trên nền tảng hệ điều hành mã nguồn mở Linux

  • Quản trị  được hệ thống mạng hoàn chỉnh trên nền tảng hệ điều hành mã nguồn mở Linux

  • Thiết lập một số cơ chế bảo mật hệ thống Linux bằng các công cụ: tcp_wrappers, iptables,…

Học quản trị mạng online 

Ngoài việc học quản trị mạng tại các trường Đại học, cao đẳng, các bạn còn có thể học quản trị mạng online. 

Việc học quản trị mạng online có rất nhiều ưu điểm như:

  • Các bạn có thể tự do lựa chọn những kiến thức phù hợp với mình (phần nào biết rồi thì có thể bỏ qua, học những phần chưa biết hay còn mông lung)

  • Có thể kiểm soát tốc độ học sao cho phù hợp với bản thân

  • Bạn có thể học mọi lúc, mọi nơi, bất kỳ khi nào bạn muốn và bạn cảm thấy thoải mái nhất

  • Tiết kiệm chi phí học tập, giúp đỡ bố mẹ phần nào về tài chính

  • Tiết kiệm thời gian

  • Hình thức trả tiền học phí cũng nhanh chóng, đơn giản hơn rất nhiều

  • Một số khóa học, bạn có thể trao đổi tiếp với người hướng dẫn bằng cách: facetime

Tuy nhiên, bên cạnh đó còn tồn tại một số nhược điểm như: các bạn không có nhiều cơ hội trao đổi với bạn bè, không kích thích được sự chủ động, sáng tạo…

Thế nhưng, đối với một số bạn nếu không có thời gian đến các trung tâm, bận đi làm thêm, trung tâm dạy học cách xa nhà, muốn tiết kiệm chi phí cho bố mẹ thì tôi cũng khuyên các bạn nên học quản trị mạng online.  

Google là chìa khóa vạn năng giúp các bạn tìm kiếm mọi thứ, học hỏi mọi thứ trên đó. Và các bạn có thể lên google tìm kiếm các khóa học quản trị mạng online như:

  • Học online cùng chuyên gia Waren: http://waren.vn/video.html

  • Học quản trị mạng online cơ bản: Kyna.vn

  • Học quản trị mạng trực tuyến cùng chuyên gia tại trang web: vnpro.vn

  • Khóa học quản trị mạng Cisco CCNA cùng chuyên gia tại trang: unica.vn

  • Quản trị mạng quốc tế CCNA qua các bài LAB

Qua bài viết của tôi, tôi hy vọng các bạn đã hiểu được những vấn đề xoay quanh ngành “Quản trị mạng”. Quản trị mạng được coi một ngành quan trọng, vô cùng cần thiết đối với ngành công nghệ thông tin nói riêng và đối với chúng ta nói chung. Mình mong sau khi đọc bài này, các bạn sẽ tìm được cho mình một hướng đi đúng đắn nhất để đem lại nguồn thu nhập cao để phục vụ cuộc sống hàng ngày . Chúc các bạn may mắn và gặt hái được nhiều thành công. Hẹn gặp các bạn ở những bài viết mới. 

>>Xem thêm :

5/5 (2 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN