Senior là gì? Junior là gì? Có khác biệt gì giữa Senior và Junior developer? Đây luôn là những vấn đề được các bạn trẻ quan tâm.
Trong cuộc sống thường ngày chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã gặp những thuật ngữ rất quen thuộc này đó chính là Senior.
Thế nhưng có rất ít người biết được nó có ý nghĩa gì và công dụng của nó được dùng để làm gì.
Bởi vậy qua bài viết mà chúng tôi đưa ra sau đây mong nó sẽ giúp bạn hiểu thêm được nhiều thông tin về nó.
Senior chính là một thuật ngữ có mục đích dùng để phân chia trình độ làm việc giữa những người làm chung trong một công ty, một ngành nghề hay chung một lĩnh vực nào đó.
Vậy chúng ta hiểu Senior là gì?
Senior chính là một từ được dùng trong tiếng Anh, nó có nghĩa chính xác là cao tuổi hơn, thâm niên lâu hơn.
Qua đó thì chúng ta cũng có thể hiểu công dụng của nó chính là senior được dùng để chỉ những người có trình độ làm việc dày dặn kinh nghiệm, có sự chuyên môn rất cao và có cả những khả năng điêu luyện để có thể dễ dàng giải quyết công việc một cách hiệu quả nhất.
Trong một doanh nghiệp hay ở một công ty nào đó thì chắc chắn mỗi nơi đều sẽ có nhiều các cấp bậc senior cái mà nó tương ứng cụ thể với những ngành nghề công việc khác nhau.
Vậy tại sao mọi người luôn luôn coi trọng những người được xem như là senior nhỉ?
Ắt hẳn có lẽ ở hầu như các công ty thông thường thì những ai là senior sẽ rất được coi trọng và họ cũng chính là những người sẽ đảm nhiệm các phần việc quan trọng đặc biệt ở trong doanh nghiệp hay là công ty, bởi nhiều lí do như sau :
- Những người là senior thường họ đều là những người có thâm niên làm việc đã rất lâu năm, họ có rất nhiều kinh nghiệm để làm việc tốt và cũng biết cách làm thế nào để có thể giải quyết mọi vấn đề được đưa ra một cách nhanh chóng và hoàn toàn chính xác.
- Bên cạnh những kinh nghiệm làm việc đó có lẽ chính là những kiến thức chuyên môn trong ngành nghề của họ rất vững chắc.
Bởi họ chính là người được sinh ra để có thể xử lý những vấn đề khó giải đáp mà không ai làm được và cũng chính là người có khả năng hướng dẫn công việc cho những người mới để họ có thể tiếp thu dễ dàng với công việc mới.
Với những kinh nghiệm làm việc lâu năm mà họ đã tích luỹ được cũng như việc họ cũng đã gặp không ít sai sót khi làm việc, đó chính là những điều mà sẽ giúp họ tránh được không ít những lỗi sai tương tự đã mắc phải.
Và điều đó cũng giúp họ rút ra được cho bản thân những phương án tối ưu nhất có thể để khắc phục những sai lầm đó.
Tìm hiểu thêm: QC là gì?
Có rất nhiều người ắt hẳn đã bắt gặp những thuật ngữ này trong cuộc sống hàng ngày nhưng không phải ai cũng biết nó khác nhau như thế nào. Chúng ta sẽ cùng giải đáp sau đây:
Vậy để có thể có chức danh Senior Developer thì chúng ta chỉ cần có vài năm kinh nghiệm là Developer??
Hiện nay ở môi trường công nghệ hiện đại, chúng ta đều đang làm việc và cống hiến cho một ngành công nghiệp đặc biệt và lạ kỳ. Nhu cầu sử dụng những người làm Developer thì ngày càng tăng cao mà cung thì lại rất là thấp.
Vấn đề này có thể xem như là vấn đề khó có thể giải quyết ngay được bởi vậy nó đã tồn tại qua nhiều năm liền và như bạn có thể biết thì qua mỗi năm thì nó xảy ra lại càng tệ hơn rất nhiều.
Ở trong thời đại công nghệ như hiện nay thì cụm từ “Senior Developer” có thể được sử dụng với nghĩa như là một coder ( người code) với một kinh nghiệm thời gian hơn 3 năm.
Việc giới hạn như vậy thật khiến cho ngành nghề này bị đơn giản quá mức về tất cả mọi mặt của nó ví dụ như những kinh nghiệm làm việc, những hành vi hoạt động hay cả những kiến thức mà họ đã tích lũy được.
Một Developer sống trong thế giới công nghệ hiện đại sẽ luôn bị ảnh hưởng với hệ thống máy tính và cũng như những dãy biến số hết sức phức tạp.
Đối với những người mới bắt đầu học để trở thành một Developer thì hẳn đây chính xác là một thử thách khó khăn với đầy thử thách. Khi mà họ chẳng có một tí kinh nghiệm nào với các codebase hay các tool cơ bản và cần thiết thì các task được đưa ra cho họ sẽ rất khó để có thể hoàn thành và làm tốt được.
Bởi vậy đối với những người là Junior Developer thì việc có những sự định hướng nhất định ban đầu hay có người giám sát và những mentor rất quan trọng. Bởi nếu không có thì chắc hẳn một điều rằng họ sẽ mãi mãi quay quẩn trong một thời gian dài nhưng lại chẳng đem lại một bước tiến bộ nào hay kiến thức chắc chắn nào cả.
Việc mà những Junior Dveloper cần phải làm chính là tập trung vào việc code của họ mà không nên phải quá sức tìm hiểu thêm những cái khác, bởi điều đó sẽ chỉ đem lại một kết quả tệ mà thôi.
Một người lập trình viên khi bước qua giai đoạn Junior developer sẽ biết cách hướng đến sự tiện dụng và thoải mái của người sử dụng.
Bước qua giai đoạn Junior Developer chính là Developer. Vậy nó có nghĩa đúng nhất là gì?
Việc bạn bước qua được giai đoạn Junior Developer sẽ giúp bạn tiến lên một cấp chính là cấp Developer. Khi đến được cấp này hẳn bạn đã quá quen thuộc với những sai lầm trước đây của mình mà không ngạc nhiên và gặp ít khó khăn hơn trước.
Những Developer sẽ luôn biết cách làm sao để tìm ra những câu trả lời chính xác nhất và đưa ra một bản kế hoạch xây dựng đúng nghĩa và theo đúng hướng và họ cũng biết cách trao đổi, thảo luận giữa một nhóm các lập trình viên.
Và ở cấp độ này họ cũng sẽ không còn phải chuyên tâm vào code nữa mà họ sẽ học những lý thuyết chủ yếu liên quan đến việc xây dựng phần mềm là chủ yếu.
Hiểu một cách chính xác thì một Senior Developer chính xác là người sẽ tìm ra các giải pháp cụ thể cho mọi vấn đề xảy ra mà nó không chỉ đơn thuần coi đó là viết code.
Những Senior Developer luôn không quá bất ngờ và buồn bởi những thất bại mà mình đã làm ra. Chủ yếu họ luôn luôn chân thành và thấu đáo khi nghĩ về những điều mà họ đã làm trong quá khứ hay những thành công hoặc những thất bại của họ.
Những Senior Developer họ không giống như trước kia mà họ sẽ luôn vận dụng lý thuyết mình đã học được một cách thuần thục nhất vào những cái mà họ làm để làm sao có thể đáp ứng được đầy đủ nhất nhu cầu của khách hàng.
Ở giai đoạn này họ sẽ chẳng còn đơn giản chỉ là viết code nữa mà chính xác mục đích là làm sao để giải quyết nhanh gọn vấn đề và đưa ra những giái pháp thích hợp nhất và điều đó sẽ mang lại những giá trị gì cho mình cho team của mình và cả khách hàng nữa.
Họ luôn tìm tòi cho bản thân những cái khó, chỗ nào gặp vấn đề để có thể giúp cho phần mềm chạy mượt hơn chứ không chỉ làm đi làm lại một công việc. Và họ cũng sẽ đánh giá và phân tích mức chi phí để sửa và sửa và thời điểm nào thì sẽ thích hợp chứ không sửa một cách qua loa và hấp tấp.
Khi hoạt động trong một team họ sẽ chính là những người đưa ra những định hướng bước đầu cũng như sự giúp đỡ khiến team hoạt động mượt mà hơn và làm thế nào để có thể đem lại kết quả tốt nhất và họ cũng luôn trau dồi kinh nghiệm để có thể cải thiện bản thân mình một cách toàn diện nhất.
Những Senior Developer còn là người trong team duy nhất có thể có khả năng chọn những công nghệ và cả platform chuẩn nhất cho công việc và dự án. Và chắc hẳn cả team sẽ gặp nhiều khó khăn khi không có cho team mình một người làm việc đó. Điều đó đã khẳng định hơn nữa vị trí và tầm quan trọng của Senior Developer trong mọi dự án đúng không nào?
Tìm hiểu thêm: Developer là gì và những điều cần biết về nghề developer
Trước hết bạn nên biết rằng Junior là một từ tiếng anh dùng với mục đích để chỉ những người mà ít tuổi hơn cũng như có ít kinh nghiệm làm việc và ít thâm niêm hơn hay cũng như họ là những người mới vào nghề và ở cấp dưới.
Thường thì những người làm ở chức vụ Junior hầu hết đều là những bạn sinh viên mới ra trường và họ cũng chưa hề có một sự hiểu biết hay kinh nghiệm nào cả. Những người làm ở vị trí Junior này đa phần đều là những người có rất ít kinh nghiệm làm việc khi họ ở trong chuyên môn cũng như những khả năng mà giúp họ có thể làm việc nhanh chóng.
Khi mới bắt đầu làm thì những Junior hầu hết họ đều có thể tự dựa vào những điều mà bản thân đã được học ở đại học để có thể làm việc và giải quyết những vấn đề nhỏ mà không mấy phức tạp và khó có thể gây khó khăn cho họ. Còn đối với những công việc yêu cầu và đòi hỏi mức độ cũng như trình độ chuyên môn cao hơn thì chắc chắn họ sẽ phải cần đến sự giúp đỡ và định hướng của những người đi trước và có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn.
Công việc của những Junior chính là hầu như đều dành thời gian để học những kiến thức cơ bản cũng như dói theo và học hỏi kinh nghiệm từ senior.
Cũng như những ngành nghề khác, mỗi cái đều có những yêu cầu và kỹ năng riêng biệt thì để trở thành một Senior giỏi cần những kỹ năng sau:
Kỹ năng lãnh đạo.
Kỹ năng làm việc nhóm.
Kỹ năng giao tiếp.
Tổng kết:
Trong cuộc sống công nghệ hiện đại thì ngày càng đòi hỏi một nhu cầu lớn về ngành nghề Senior. Để trở thành một Senior thì bạn cần phải trải qua những bước khó khăn ban đầu và phải chuẩn bị cho bản thân những kiến thức cũng như những kỹ năng cơ bản để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và cũng như tạo ra được cho bản thân một kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp nhất.
Trên đây chính là những thông tin cơ bản mà chúng tôi đưa ra về Senior. Mong nó sẽ mang lại cho bạn đọc sự hài lòng.
Nếu bạn thấy bài viết hay thì hãy share nhé! Vieclamkythuat123 - Chúc bạn thành công!
>>Xem thêm :
BÀI VIẾT LIÊN QUAN