Nhiều người thường khó phân biệt giữa điểm khác biệt giữa mẫu sơ yếu lý lịch thông thường và sơ yếu lý lịch mẫu 2c. Trên thực tế, sơ yếu lý lịch mẫu 2c được sử dụng cho những đối tượng là cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị quản lý của Nhà nước. Cùng tìm hiểu chi tiết về sơ yếu lý lịch mẫu 2c trong bài viết dưới đây!
Vào năm 2008 thì Bộ Nội vụ đã ban hành mẫu sơ yếu lý lịch 2C là văn bản kê khai các thông tin chi tiết dành cho các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức. Thông thường mọi người sẽ quen thuộc hơn với các loại sơ yếu lý lịch tự thuật, sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên được sử dụng phổ biến, tuy nhiên sơ yếu lý lịch mẫu 2C được dành cho những đối tượng cụ thể và có giá trị sử dụng khác so với các loại sơ yếu lý lịch thông thường.
Việc đặt tên sơ yếu lý lịch mẫu 2C bởi mỗi loại sẽ có những quy định ảnh riêng và áp dụng cho cho các đối tượng khác nhau vậy nên Bộ Nội vụ khi ban hành các mẫu sơ yếu lý lịch đặt tên dựa theo những kí hiệu đặc biệt, ngoài sơ yếu lý lịch mẫu 2c thì còn có sơ yếu lý lịch mẫu 2a cũng sử dụng cho các cán bộ, công chức.
Sơ yếu lý lịch mẫu 2C được sử dụng với mục đích quản lý thông tin cá nhân của các cán bộ công chức đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể, Đảng và Nhà nước. Nội dung bên trong sơ yếu lý lịch mẫu 2C cũng có nhiều sự khác biệt so với các loại sơ yếu lý lịch tự thuật khác cùng tìm hiểu thông qua nội dung bên dưới.
Tìm hiểu thêm: Chi tiết về mẫu sơ yếu lý lịch theo quy định Nhà nước
Sơ yếu lý lịch mẫu 2C tập trung chủ yếu vào các thông tin liên quan tới cá nhân người kê khai cùng các thông tin về thành phần gia đình, quá trình hoạt động cách mạng và quá trình làm việc, công tác tại cơ quan, đơn vị quản lý. Hướng dẫn cách điền chi tiết các nội dung trong sơ yếu lý lịch mẫu 2c:
- Họ và tên: viết chữ in hoa và đúng với họ tên được ghi trong giấy khai sinh.
- Tên gọi khác/Bí danh: tên gọi khác thường được sử dụng trong hoạt động cách mạng hay các lĩnh vực khác như báo chí, nghệ thuật… Điền rõ bí danh (nếu có).
- Ngày tháng năm sinh: điền như trong giấy khai sinh
- Giới tính: Nam/Nữ
- Nơi sinh: Ghi rõ địa chỉ nơi sinh bao gồm xã phường quận huyện thành phố bố của cán bộ công chức trực đúng như giấy khai sinh, nếu có bất kỳ thay đổi về địa danh sau cải cách thì phải ghi rõ tên cũ hay tên mới.
- Quê quán: điền nơi sinh thành của họ nội (bố đẻ, ông nội). Đối với những trường hợp đặc biệt thì có thể ghi theo quê quán của mẹ hoặc người bảo hộ/người nuôi dưỡng mình từ nhỏ.
- Dân tộc: người kê khai thuộc dân tộc nào thì ghi rõ tên dân tộc đó
- Tôn giáo: Nếu cán bộ công chức thuộc tôn giáo nào thì ghi rõ tôn giáo đó, còn không thì điền là “không”.
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: phải ghi rõ số nhà, phường, xã, quận/huyện, tỉnh, thành phố nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
- Nơi ở hiện nay: cũng phải điền chi tiết các thông tin như như nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
- Nghề nghiệp khi được tuyển dụng: Điền rõ ngành nghề người kê khai làm việc để kiếm sống trước khi được tuyển dụng. Trường hợp thất nghiệp, sống phụ thuộc vào gia đình thì điền là “không nghề nghiệp”.
- Ngày tuyển dụng: viết rõ ngày - tháng - năm mà cán bộ công chức nhận quyết định tuyển dụng và tên cơ quan ban hành quyết định đó.
- Chức danh/Chức vụ hiện tại: điền chức danh đang đảm nhiệm tại cơ quan, đơn vị quản lý.
- Công việc chính được giao: điền nhiệm vụ, công việc cụ thể được phân công đảm nhiệm khi làm việc tại cơ quan, đơn vị quản lý.
- Ngạch công chức: ghi rõ mã ngạch, bậc lương, hệ số lương, thời gian được hưởng lương, hệ số phụ cấp chức vụ và các phụ cấp khác (nếu có).
- Trình độ giáo dục phổ thông: Dựa vào hệ đào tạo phổ thông hiện nay để ghi đi về lớp đã tốt nghiệp (chẳng hạn học hết lớp 12 thì ghi 12/12).
- Trình độ chuyên môn cao nhất: Là cấp bậc đào tạo được học cao nhất tại thời điểm hiện tại chẳng hạn như: bằng trung cấp, cao đẳng cử nhân, tiến sĩ, thạc sĩ,... Người kê khai phải viết rõ trình độ chuyên môn cao nhất ở hiện tại cùng với chuyên ngành tham gia đào tạo.
- Lý luận chính trị: chứng chỉ được cấp sau khi tham gia khóa đào tạo lý luận chính trị của người kê khai.
- Quản lý nhà nước: Điền thông tin về các chứng chỉ đào tạo/bồi dưỡng trong ngạch công chức hoặc các chứng chỉ được bồi dưỡng theo chức danh công chức lãnh đạo bậc tương ứng.
- Trình độ ngoại ngữ: Đối với chứng chỉ ngoại ngữ sẽ xét theo dựa trên khung năng lực tham chiếu dùng cho Việt Nam gồm 6 bậc. Nếu cán bộ, công chức có bằng ngoại ngữ từ trình độ cử nhân trở lên thì ghi rõ tên văn bằng/chứng chỉ + tên ngoại ngữ theo học.
- Trình độ tin học: điền rõ văn bằng, chứng chỉ về trình độ tin học cao nhất của cán bộ, công chức được cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý có thẩm quyền cấp theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
- Ngày vào Đảng cộng sản Việt Nam: người kê khai phải ghi rõ ngày tháng năm được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam, ngày được chính thức công nhận là Đảng viên, ngày kết nạp Đảng lần thứ 2, sổ thẻ Đảng viên,...
- Ngày tham gia tổ chức chính trị - xã hội: ghi rõ ngày - tháng - năm tham gia các tổ chức - xã hội và ghi rõ tên tổ chức đó.
- Ngày nhập ngũ - xuất ngũ: phải điền rõ ràng ngày - tháng - năm xuất nhập ngũ cùng với quân hàm và chức vụ cao nhất trong quân đội, công an. Trong trường hợp tái nhập ngũ thì phải ghi thêm ngày tái nhập - xuất ngũ.
- Danh hiệu được phong tặng cao nhất: viết rõ danh hiệu được phong tặng trong thời gian học tập và làm việc.
- Sở trường công tác: các hoạt động mà người kê khai làm tốt nhất, hiệu quả nhất.
- Khen thưởng - Kỷ luật: phải ghi rõ hình thức khen thưởng và kỷ luật trong quá trình học tập và làm việc bao gồm cả thời gian cụ thể, hình thức khen - phạt, lý do,...
- Tình trạng sức khỏe: trình bày chi tiết về thể trạng sức khỏe bản thân, các bệnh mãn tính, chiều cao - cân nặng cơ thể, nhóm máu.
- Số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân: điền đầy đủ số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp.
- Sổ bảo hiểm xã hội (sổ BHXH): ghi theo số của sổ bảo hiểm xã hội đang đóng tính tới thời điểm kê khai sơ yếu lý lịch.
- Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học: điền rõ tên trường cơ sở đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, lớp lý luận chính trị tham gia, khoá đào tạo ngoại ngữ, tin học cùng thời gian cụ thể, hình thức đào tạo và các văn bằng chứng chỉ sau khi hoàn thành.
- Tóm tắt quá trình công tác: các thông tin phải được viết theo trình tự thời gian kèm theo chức danh, chức vụ, đơn vị, cơ quan làm việc kể từ thời gian được đào tạo/bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho tới khi làm việc chính thức.
- Đặc điểm lịch sử bản thân: là các thông tin tin liên quan tới hoạt động công tác trong quá khứ của người kê khai, chẳng hạn như bị đi tù hoặc bắt giữ phải ghi rõ về lý do và thời gian, đã từng tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội trong và ngoài nước nào,có thân nhân ăn làm việc và sinh sống ở nước ngoài hay không,...
- Thành phần gia đình: người kê khai phải trình bày rõ về các thông tin liên quan tới các thành viên trong gia đình như: cha mẹ, vợ/chồng, anh chị em ruột, con cái, họ hàng cả hai bên nội và ngoại bao gồm các thông tin về họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, quê quán, đơn vị làm việc, nơi ở hiện tại,....
- Diễn biến quá trình lương của cán bộ, công chức: trình bày rõ về thời gian tăng lương, mã số, bậc lương, hệ số lương thay đổi như thế nào.
- Nhận xét và đánh giá của cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng cán bộ công chức.
Tìm hiểu thêm: Mẫu sơ yếu lý lịch Đảng viên
Bên trên là những công ty liên quan tới sơ yếu lý lịch mẫu 2C và hướng dẫn điền chi tiết theo mẫu của Bộ Nội vụ ban hành. Sơ yếu lý lịch mẫu 2C chỉ được sử dụng đối với các các cán bộ công chức đang làm việc tại các cơ quan đơn vị trực thuộc Nhà nước, Đảng và các đoàn thể để mọi người nắm rõ được mục đích kê khai sơ yếu lý lịch khi cần thiết.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN