Để tạo nên tính kỷ luật giúp cho doanh nghiệp được hoạt động theo quỹ đạo ổn định thì cần trải qua các bước nào sẽ là những gợi ý hữu ích trong bài viết đây.
Chúng ta biết rằng, kỷ luật là một biện pháp nhằm nhắc nhở, cảnh cáo, xử lý khi người lao động vi phạm các quy tắc, quy chế. Nhưng để tạo nên tính kỷ luật giúp cho doanh nghiệp được hoạt động theo quỹ đạo ổn định thì cần trải qua các bước nào?
Đây là bước đầu tiên đồng thời cũng là bước quan trọng nhất giúp cho doanh nghiệp được hợp pháp hóa các quy tắc, thủ tục của chính doanh nghiệp ban hành áp dụng cho tất cả các nhân viên làm việc.
Đồng thời việc nắm rõ các điều luật liên quan sẽ giúp cho các nhà quản trị tránh được những rủi ro, rắc rối không đáng có về vấn đề pháp lý có thể phát sinh khi tiến hành kỷ luật bên trong doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cần phải lưu ý rằng song song với việc tuân thủ pháp luật thì tính kỷ luật của doanh nghiệp được ban hành chỉ khi có được sự thống nhất giữa các nhà lãnh đạo cấp cao với nhau và chỉ có hiệu lực trong phạm vi của doanh nghiệp đó.
Tìm hiểu thêm: Senior và những thông tin cần biết về Senior
Tính kỷ luật của doanh nghiệp được quy định một cách minh bạch, rõ ràng và công khai cho toàn bộ nhân viên của tổ chức đó. Nếu nhân viên có hành vi làm trái các quy định đưa ra sẽ phải bị xử phạt kỷ luật theo từng mức độ khác nhau.
Có thể kể đến một số quy tắc phổ biến được áp dụng ở hầu hết các doanh nghiệp liên quan đến các vấn đề như việc chấm dứt hợp đồng, các quy định về trang phục nơi làm việc, quy định về năng suất và đạo đức làm việc, các quyền lợi về chế độ thai sản và khi ốm đau,...
Khi nhân viên mắc lỗi, bản thân các nhà quản trị có thể sử dụng cách trừng phạt nghiêm khắc có tính răn đe cao, hoặc lựa chọn cách xử lý cho thêm cơ hội giúp nhân viên được sửa chữa lỗi lầm của mình. Dù đưa ra quyết định nào đi nữa thì thực chất mục đích của việc áp dụng tính kỷ luật cũng chỉ nhằm đem lại những gì tốt nhất cho doanh nghiệp
Việc ra quyết định áp dụng hình thức kỷ luật nào phụ thuộc phần lớn vào nhà quản trị, cũng như mức độ ảnh hưởng từ hành vi vi phạm của người lao động. Nhưng cũng cần chú rằng hình thức kỷ luật linh hoạt nhưng cũng phải dựa vào các quy tắc mà doanh nghiệp đó ban hành, việc làm này nhằm đảm bảo việc thiết lập tính kỷ luật cao bên tổ chức đó.
Việc lưu giữ lại các tài liệu kỷ luật của nhân viên được xem như là bằng chứng hợp pháp giúp doanh nghiệp tránh khỏi các rắc rối nảy sinh, cũng như việc khiếu nại của nhân viên với doanh nghiệp, đặc biệt việc làm này phần lớn được áp dụng cho việc kỷ luật nhân viên bằng hình thức sa thải.
Đồng thời việc lưu trữ các tài liệu kỷ luật của nhân viên sẽ giúp các nhà quản trị theo dõi sát sao, đánh giá được năng lực đạo đức trách nhiệm của nhân viên trong công việc, đảm bảo công bằng với nhân viên với các quyết định kỷ luật cũng như các quyết định khen thưởng được đưa ra.
Thông thường các tài liệu liên quan tới kỷ luật nhân viên bao gồm hai loại cơ bản đó là hồ sơ nhân viên và văn bản cảnh cáo. Hồ sơ nhân viên được xem là kết quả đánh giá năng lực nhân viên về lịch sử những lần phạm lỗi bị xử lý kỷ luật.
Trong khi đó văn bản cảnh cáo lại được ban hành dưới dạng văn bản, có tính kỷ luật cao. Văn bản này được xem là bằng chứng cho thấy các bước cụ thể diễn ra quy trình kỷ luật, cảnh báo sa thải đối với nhân viên đó nếu không có sự cải thiện, tiến bộ trong công việc.
Tìm hiểu thêm: Động lực là gì và vai trò của nó trong cuộc sống hiện tại
Nói tóm lại, để xây dựng được tính kỷ luật cao trong doanh nghiệp đòi hỏi các nhà quản trị phải thiết lập các bước một cách rõ ràng, hợp lý và có sức răn đe cao. Chính việc làm này không chỉ nâng cao tính kỷ luật cho doanh nghiệp mà còn đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ đối với cả nhân viên.
>>Xem thêm :
BÀI VIẾT LIÊN QUAN