Trình độ lý luận chính trị là một trong những nội dung đánh giá của các cán bộ, Đảng viên hiện nay. Đây là nội dung không thể thiếu trong các bản lý lịch hồ sơ cũng như trong quá trình thăng tiến sau này. Với những người làm trong cơ quan Nhà nước hay có dự định làm việc trong môi trường Nhà nước sẽ cần tìm hiểu và nắm bắt thông tin về trình độ lý luận chính trị. Vậy, trình độ lý luận chính trị là gì? Những điều bạn cần biết về trình độ lý luận chính trị hiện nay? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm kiếm cho mình đáp án chính xác nhất nhé!
Trình độ lý luận chính trị là một trong những nội dung đánh giá của cán bộ, đảng viên trong hệ thống quản lý nhà nước. Vì thế mà nội dung này đã được quy định rõ ràng tại Quy định 256/QĐ-TW. Theo đó, trình độ lý luận chính trị sẽ được định nghĩa là “tiêu chuẩn để xác định trình độ về mặt lý luận chính trị” của mỗi cá nhân cán bộ hoạt động trong cơ quan nhà nước, của các Đảng viên trong tổ chức chức Đảng.
Thực tế thì việc các định đúng về trình độ lý luận chính trị có ý nghĩa rất quan trọng. Không chỉ với cá nhân mà còn với cả chính tổ chức Đảng của nước ta. Thông qua việc xác định trình độ lý luận chính trị của cán bộ, đảng viên, Đảng ta có thể đảm bảo được thước đo tiêu chuẩn về trình độ chính trị của mỗi cá nhân với chức vụ cụ thể. Cùng với đó, có thể xây dựng và lên kế hoạch bồi dưỡng lý luận chính trị với những cán bộ, đảng viên ưu tú, tiềm năng, đảm bảo việc thực hiện tốt các chính sách của Đảng và có sự giác ngộ lý tưởng về chính trị một cách sâu sắc.
Hiện nay có 3 cấp tương ứng với trình độ lý luận chính trị được công nhận. Bao gồm: Sơ cấp lý luận chính trị, Trung cấp lý luận chính trị và Cao cấp lý luận chính trị.
Với những lý do trên thì trình độ lý luận chính trị luôn là nội dung không thể thiếu trong sơ yếu lý lịch. Đảm bảo người sử dụng sơ yếu lý lịch cung cấp thông tin chính xác về trình độ chính trị tương ứng của bản thân để có cơ sở cho quá trình đánh giá cũng như bồi dưỡng theo đúng mục tiêu sử dụng sơ yếu lý lịch liên quan.
Tham khảo thêm: Bí kíp viết trình độ học vấn trong sơ yếu lý lịch
Trình độ lý luận trong sơ yếu lý lịch là mục kê khai về trình độ chính trị của người khai thông tin trong các mẫu sơ yếu lý lịch xin vào cơ quan nhà nước hoặc của người xin vào Đảng. Đây là 2 đối tượng chính cần phải quan tâm tới việc cung cấp thông tin về trình độ lý luận chính trị của bản thân.
Thông qua nội dung này, cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định về mặt trình độ chính trị của bạn có phù hợp với chức vụ ứng tuyển hay không, điều này sẽ ảnh hưởng tới nhận thức, phong cách lãnh đạo và thực thi chính sách của Đảng, của Nhà nước. Vì thế mà việc có trình độ lý luận chính trị phù hợp với chức vụ sẽ đóng vai trò quan trọng tới khả năng làm việc và sự giác ngộ với lý tưởng của Đảng.
Bên cạnh đó, với một người Đảng viên thì việc bồi dưỡng, trau dồi về trình độ lý luận chính trị là rất quan trọng. Cần đảm bảo được tiêu chí đánh giá trình độ lý luận chính trị trong Đảng cũng như là cơ sở để thực hiện các chương trình đào tạo và bồi dưỡng Đảng viên.
Thái độ chính trị trong sơ yếu lý lịch hay thái độ chính trị của Đảng viên có ý nghĩa hết sức quan trọng. Với một người Đảng viên, việc kê khai thông tin trong sơ yếu lý lịch cần đảm bảo được thái độ chính trị của mình. Điều này có nghĩa là kê khai một cách trung thực, đầy đủ và rõ ràng tất cả những nội dung được đề cập trong sơ yếu lý lịch. Bao gồm cả việc không tẩy xóa, không nhờ người viết hộ hay gạch xóa trong mẫu sơ yếu lý lịch của bản thân.
Đối với người có ý định vào Đảng thì thái độ chính trị của người xin vào Đảng cũng cần phải rèn cho mình thái độ như trên với việc kê khai thông tin trong sơ yếu lý lịch. Không chỉ là sự rõ ràng ở những thông tin của bản thân mà bao gồm cả thông tin của người thân trong gia đình với việc nêu rõ họ tên, năm sinh, đã mất hay chưa, địa chỉ, hoạt động trong từng thời điểm cụ thể ra sao,...
Việc thể hiện rõ và đúng thái độ chính trị trong sơ yếu lý lịch sẽ giúp cho mẫu sơ yếu lý lịch được đảm bảo về mặt nội dung, thông tin cung cấp cũng như là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét và đánh giá. Từ đó có thể đưa ra nhận định và kết quả công nhận tương ứng với mục đích sử dụng sơ yếu lý lịch kèm theo.
Tham khảo thêm: Học cách trình bày mẫu sơ yếu lý lịch Đảng viên
Để có thể ghi đúng về trình độ lý luận chính trị trong sơ yếu lý lịch thì bạn cần xác định đúng về trình độ của mình. Với 3 cấp trình độ lý luận chính trị là Cao cấp, trung cấp và sơ cấp thì đối tượng xác định tương ứng quy định như sau:
- Trình độ sơ cấp lý luận chính trị:
Các đối tượng được công nhận ở trình độ sơ cấp lý luận chính trị quy định như sau:
+ Tốt nghiệp các học viện, các trường quân đội đào tạo cấp phân đội, chỉ huy quân sự, quản lý, công an,...
+ Tốt nghiệp các trường đại học, học viện, cao đẳng trong nước hay các trường trung học chuyên nghiệp về khối ngành kinh tế, trường trung cấp quân đội, công an.
- Trình độ trung cấp lý luận chính trị
Ở trình độ này, những đối tượng được công nhận có thể kể đến như:
+ Tốt nghiệp cử nhân hoặc có bằng thạc sĩ các chuyên ngành như Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Khoa học xã hội & nhân văn từ các trường đại học, cao đẳng, học viện trong nước.
+ Tốt nghiệp hoặc hoàn thành chương trình học về trung học chính trị tại các trường chính trị hoặc những cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được giao trách nhiệm đào tạo trình độ trung cấp chính trị từ cơ quan có thẩm quyền.
+ Tốt nghiệp theo hệ dài hạn ở những trường chuyên về đào tạo sĩ quan, quản lý, chỉ huy quân sự, công an,...
- Trình độ cao cấp lý luận chính trị
Với trình độ cao nhất này, những đối tượng được công nhận gồm có:
+ Tốt nghiệp đại học chuyên ngành về Mác Lênin (bao gồm triết học, tư tưởng, lịch sử Đảng, kinh tế,...), chuyên ngành về tư tưởng - văn hóa,...
+ Có bằng thạc sĩ, tiến sĩ về tư tưởng Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,...
+ Tốt nghiệp các chương trình đào tạo cấp cán bộ chiến thuật - chiến dịch ở các nhóm ngành cụ thể như Khoa học Xã hội và Nhân văn, Quản lý - Chỉ huy quân sự.
Khi đã xác định được trình độ lý luận chính trị đúng với khả năng, hoàn cảnh của bản thân thì bạn sẽ ghi trình độ đó vào trong sơ yếu lý lịch. Ở đây, bạn sẽ cung cấp thông tin một cách ngắn gọn nhưng cần đảm bảo sự chính xác.
Cụ thể nêu là trình độ sơ cấp thì ghi Sơ cấp, trung cấp thì sẽ ghi là Trung cấp còn Cao cấp sẽ ghi là Cao cấp. Việc ghi này thực tế không quá khó nhưng cần đảm bảo sự chính xác tuyệt đối.
Thực tế thì việc xác định đúng trình độ lý luận chính trị của bản thân và ghi trình độ lý luận chính trị trong sơ yếu lý lịch là rất quan trọng. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng tới kết quả của việc đánh giá lý lịch cá nhân trong việc xét kết nạp Đảng cũng như khi ứng tuyển vào cơ quan nhà nước. Vì thế, bạn cần nắm chắc cho mình thông tin về trình độ lý luận chính trị là gì cũng như thái độ chính trị trong sơ yếu lý lịch bản thân.
Tìm hiểu thêm: Viết loại hình đào tạo trong Sơ yếu lý lịch
Mong rằng, bài viết đã mang tới cho bạn những chia sẻ chi tiết về trình độ lý luận chính trị là gì, cách ghi và xác định trình độ lý luận chính trị trong sơ yếu lý lịch và cùng với đó chính là thái độ chính trị trong sơ yếu lý lịch của bản thân ra sao.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN